Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 ngắn gọn - Soạn văn lớp 8


Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 ngắn nhất năm 2021

Với Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 8 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 8. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 8 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2

A. Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 (ngắn nhất)

Đề 1: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.

Dàn ý (mẫu 1)

Mở bài: Giới thiệu về kỉ niệm em sẽ kể.

Thân bài:

   + Kể về con vật nuôi đó (đó là con vật gì, tên gọi, những đặc điểm nổi bật, em gặp và nhận nuôi nó trong hoàn cảnh nào).

   + Kể về kỉ niệm đáng nhớ

- Kỉ niệm diễn ra ở đâu, vào thời gian nào.

- Kể lại những sự việc chính xảy ra khi ấy và cảm xúc mà em đã trải qua.

Kết bài: Suy nghĩ của em về kỉ niệm ấy, về con vật nuôi yêu thích của em.

Dàn ý (mẫu 2)

Mở bài: Giới thiệu về con vật nuôi đó và kỉ niệm về nó

Thân bài:

- Miêu tả ngoại tình, tính cách của con vật.

- Kể về kỉ niệm đáng nhớ giữa em và nó,

- Qua sự việc ấy, tình cảm giữa em và nó như thế nào.

Kết bài: Ý nghĩa của kỉ niệm ấy và hình ảnh vật nuôi ấy trong em.

Đề 2: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.

Dàn ý (mẫu 1)

Mở bài: Giới thiệu về kỉ niệm em sẽ kể.

Thân bài: Kể về kỉ niệm đáng nhớ

   + Kỉ niệm diễn ra ở đâu, vào thời gian nào.

   + Có những ai tham gia vào việc ấy.

   + Kể lại những sự việc chính xảy ra khi ấy và cảm xúc mà em đã trải qua.

- Điều mà em đã làm sai.

- Phản ứng của thầy cô.

- Cảm xúc, hành động của em lúc đó.

Kết bài: Suy nghĩ của em về kỉ niệm ấy, về người thầy, người cô của em.

Dàn ý (mẫu 2)

Mở bài: Giới thiệu về người thầy đó và khuyết điểm mà em mắc phải

Thân bài:

- Kể về hoàn cảnh, lí do vì sao em mắc khuyết điểm

- Khuyết điểm đó gây ra hậu quả gì?

- Tâm trạng của thầy (cô) khi đó như thế nào?

- Tâm trạng và suy nghĩ của em khi mắc khuyết điểm như thế nào?

Kết bài: Bài học kinh nghiệm em rút ra là gì?

Đề 3: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

Dàn ý (mẫu 1)

Mở bài: Giới thiệu về kỉ niệm em sẽ kể.

Thân bài: Kể về kỉ niệm đó

   + Kỉ niệm diễn ra ở đâu, vào thời gian nào.

   + Kể lại những sự việc chính xảy ra khi ấy và cảm xúc mà em đã trải qua.

- Điều tốt mà em đã làm được.

- Phản ứng của bố mẹ trước việc em làm.

- Cảm xúc của em.

Kết bài: Suy nghĩ của em về kỉ niệm ấy, về tình yêu thương của bố mẹ dành cho em và của em dành cho bố mẹ.

Dàn ý (mẫu 2)

Mở bài: Giới thiệu về sự việc em khiến bố me vui lòng

Thân bài:

- Hoàn cảnh diễn ra sự việc

- Diễn biến sự việc

- Ý nghĩa của sự việc đó với em và với bố mẹ

Kết bài: Cảm nghĩ của em khi làm được việc khiến bố mẹ vui lòng.

Đề 4: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

Dàn ý (mẫu 1)

Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện tưởng tượng đó.

Thân bài: Kể lại câu chuyện

   + Lão Hạc thông báo việc đã bán chó.

- Gương mặt, giọng điệu của lão Hạc.

- Suy nghĩ của ông giáo.

   + Lão Hạc kể lại cảnh cậu Vàng bị bắt đi.

- Hình ảnh của cậu Vàng.

- Điệu bộ, cảm xúc của lão Hạc.

- Suy nghĩ của ông giáo trước câu chuyện của lão Hạc.

   + Cảm xúc, suy nghĩ của em về số phận, phẩm chất của lão Hạc.

Kết bài: Suy nghĩ của em về câu chuyện đó (suy nghĩ về số phận con người, về tình thương của con người).

Dàn ý (mẫu 2)

Mở bài: Giới thiệu khái quát nội dung câu chuyện bán chó được nghe.

Thân bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc

- Kể lại diễn biến câu chuyện được nghe:

    + Nét mặt của lão Hạc

    + Nỗi day dứt ân hận của lão Hạc trước thái độ trách móc của con chó mà lão cảm nhận được.

    + Việc lão nhờ ông giáo giữ hộ tiền để lo liệu khi lão chết, tránh làm phiền hàng xóm.

    + Thái độ và ý kiến của ông giáo:

- Suy nghĩ của bản thân: Về số phận, tính cách và con người Lão Hạc...

Kết bài: Khái quát lại cảm xúc khi được chứng kiến cuộc trò chuyện.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn nhất, hay khác: