Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 ngắn gọn - Soạn văn lớp 8
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 ngắn nhất năm 2021
Với Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 8 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 8. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 8 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.
A. Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 (ngắn nhất)
Đề 1 (trang 128 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Tuổi trẻ và tương lai đất nước
Dàn ý (mẫu 1)
Mở bài: Khẳng định vai trò của tuổi trẻ và mối quan hệ giữa tuổi trẻ và tương lai đất nước
Thân bài:
- Khái niệm tuổi trẻ: những con người ở độ tuổi thanh thiếu niên, là quãng thời gian thanh xuân của cuộc đời.
- Khẳng định vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai đất nước
+ Sức khỏe tốt, dẻo dai, bền bỉ
+ Tinh thần, nhiệt huyết, sẵn sàng xông pha, bứt phá
+ Nhanh nhạy, tiếp thu nhanh công nghệ, ngoại ngữ, tinh thần hội nhập cao.
- Nhiệm vụ của tuổi trẻ:
+ Tu dưỡng đạo đức
+ Học tập tốt, rèn luyện tốt
+ Không ngừng học hỏi, trau dồi các kiến thức, kĩ năng..
+ Tránh xa các tệ nạn xã hội
...
- Một số tấm gương tiêu biểu: Những bạn trẻ đạt kết quả cao trong các kì thi quốc tế như Toán, Hóa học, Vật lí..., VĐV bơi Ánh Viên,... đã làm rạng danh non sông
Kết bài: Khẳng định lại vai trò và nhiệm vụ của giới trẻ với tương lai của đất nước
Dàn ý (mẫu 2)
A. Mở bài: Dẫn dắt vào đề bằng lời dạy của Bác Hồ. Nêu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.
B. Thân bài:
- Tại sao nói “Tuổi trẻ là tương lai đất nước”?
+ Tuổi trẻ bao giờ cũng dồi dào sức khoẻ, có đủ nhiệt tình để cống hiến cho quê hương, đất nước.
+ Tuổi trẻ không bao giờ thiếu ước mơ và sự sáng tạo.
+ Có nhiệt huyết, sự táo bạo và sẵn sàng dấn thân để đến những nơi khó khăn và làm những việc khó.
- Tuổi trẻ nước ta trong quá khứ đã cống hiến cho đất nước như thế nào? (kể về một số tấm gương mà em biết, như: Trạng Hiền, Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Trỗi, Lê Bá Khánh Trình,...).
- Tuổi trẻ hôm nay cần làm gì để cống hiến cho đất nước?
+ Ra sức học tập.
+ Tham gia tích cực các hoạt động xã hội.
+ Thi đua lập thành tích trong mọi lĩnh vực của đời sống.
+ Chủ động tiếp nhận và gánh vác dần những công việc của thế hệ trước.
+ Rèn luyện đạo đức và phát triển các kỹ năng sống.
...
- Tuổi trẻ cũng cần khắc phục nhược điểm không có lợi cho bản thân và tương lai của đất nước (sự bồng bột, thói ỷ lại, thó ăn chơi sa đoạ,...).
C. Kết bài:
Tuổi trẻ phải ước mơ, phải khát khao cống hiến. Có như vậy, cuộc sống mới dồi dào ý nghĩa.
Đề 2 (trang 128 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Văn học và tình thương
Dàn ý (mẫu 1)
Mở bài: Dẫn vấn đề nghị luận “ văn học và tình thương”, chỉ ra mối liên hệ giữa hai vấn đề này.
Thân bài:
- Vai trò của văn học đó là mang đến giá trị nhân văn, giúp con người có tình thương với nhau:
+ Khiến người đọc đồng cảm với cuộc đời nhân vật trong tác phẩm: chị Dậu, lão Hạc...
+ Khiến con người yêu thương nhau hơn: Yêu thương người thân ( Dẫn chứng: Bức tranh của em gái tôi, Bếp lửa, Trong lòng mẹ,...); Yêu thương cả những người xung quanh ( Dẫn chứng: Ca dao yêu thương tình nghĩa...)
+ Tình thương với non sông, quê hương đất nước: Khi con tu hú, ngắm trăng, Quê hương...
- Tình thương cũng chính là động lực, cảm hứng để cho ra đời những tác phẩm văn học: Những giá trị nhân văn trong các tác phẩm văn học hiện thực trước cách mạng tháng Tám đều xuất phát từ sự đồng cảm, xót thương của tác giả đối với người dân trong xã hội cũ ( Tắt đèn, Lão Hạc, bước đường cùng...)
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của mối quan hệ giữa văn học và tình thương
Dàn ý (mẫu 2)
a) Mở bài: Mối quan hệ giữa văn học và tình thương trong lịch sử văn học.
b) Thân bài:
- Tại sao văn học luôn gắn bó với tình thương?
+ Vì văn học là tâm hồn dân tộc.
+ Một trong những vẻ đẹp nhất của tâm hồn dân tộc ấy là tình thương yêu nhân loại.
+ Văn học là nhân học.
- Văn học gắn bó với tình thương như thế nào?
+ Văn học nói lên nỗi đau khổ của mọi kiếp người.
+ Văn học nói lên sự cảm thông đối với nỗi đau của họ và gợi tình thương yêu trong mỗi tâm hồn người đọc.
+ Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của con người và đồng tình ủng hộ ước mơ một xã hội công bằng.
+ Văn học khơi dậy lòng trắc ẩn, khoan dung, vị tha. Dẫn chứng: Truyện Kiều, Chiếc lá cuối cùng, Chiếc lược ngà,…
+ Văn học bồi dưỡng, làm đẹp tâm hồn con người.
+ Mối tác phẩm đều có giá trị nhân đạo
c) Kết bài: Tình yêu thương đã trở thành một phẩm chất và là thước đo cao quý của văn học.
Đề 3 (trang 128 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Hãy nói “không” với các tệ nạn xã hội
Dàn ý (mẫu 1)
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận “Nói không với các tệ nạn xã hội”
Thân bài:
- Giải thích “Tệ nạn xã hội”:
+là những hiện tượng trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, gây hại xấu đến sự phát triển của con người và xã hội.
+ Các tệ nạn phổ biến: Trộm cắp, nghiện ngập, mại dâm, cờ bạc, rượu bia mất kiểm soát...
- Khẳng định sự nguy hại của tệ nạn xã hội:
+ Gây ảnh hưởng xấu đến bản thân người mắc tệ nạn: sức khỏe, tiền bạc; các mối quan hệ xung quanh, ảnh hưởng đến tương lai của mỗi người; suy đồi nhân cách, đạo đức...
+ Gây ảnh hưởng tới người thân, bạn bè: Đau buồn, lo lắng, tốn kém chi phí chữa trị, ảnh hưởng tới sức khỏe khi một số tệ nạn có thể lây lan ...
Gây ảnh hưởng tới xã hội: Thiệt hại về tài sản của nhân dân, thậm chí liên lụy đến sức khỏe của những người dân vô tội (HIV, mại dâm...); tăng gánh nặng đảm bảo an ninh, phúc lợi của nhà nước
- Nói “không” với các tệ nạn:
+ Trang bị kiến thức về tệ nạn xã hội
+ Bài trừ các tệ nạn xã hội
+ Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè tránh xa các tện nạn xã hội
+ Tích cực tham gia các biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội
Kết bài: Kêu gọi mọi người cần tránh xa tệ nạn xã hội
Dàn ý (mẫu 2)
a) Mở bài:
- Giới thiệu tệ nạn xã hội nào hiện đang rình rập và làm hại tới giới trẻ và tương lai của đất nước?
b) Thân bài:
- Tuổi trẻ hiện nay thường mắc vào các loại tệ nạn như thế nào?
- Tác hại của các tệ nạn đối với mỗi cá nhân và xã hội?
+ Thiệt hại về vật chất.
+ Giảm sút sức khỏe: mất trí nhớ, đầu óc không minh mẫn,….
+ Bản thân mỗi cá nhân mất sức sản xuất.
+ Trở thành gánh nặng của xã hội.
+ Làm gia tăng các loại tệ nạn khác.
….
- Nhận thức của giới trẻ với các tệ nạn ra sao?
+ Còn mơ hồ.
+ Coi thường, thờ ơ, sống buông thả,...
+ Chưa ý chí, ước mơ, khát vọng sống…
- Cần phải nhận thức vấn đề này ra sao?
+ Đây là một trong những con đường nhanh nhất làm phá tan mọi điều tốt đẹp nhất của mỗi con người.
+ Cần nhận thức đúng đắn, đồng thời góp ý, chỉ bảo mọi người cùng nhau “Nói không với các tệ nạn xã hội”.
c) Kết bài:
Khẳng định sự nguy hiểm của các tệ nạn. Đồng thời khẳng định quyết tâm nói không với các tệ nạn.