Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc - Chân trời sáng tạo


Với bài soạn Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.

Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc

* Tri thức về kiểu bài

Bài văn biểu cảm về con người, sự việc là kiểu văn bản có mục đích trình bày cảm xúc của người viết về một đối tượng (có thể là con người, sự việc ... )

Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng.

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

- Kết hợp với miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc.

- Bố cục bài viết gồm ba phần:

Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng.

Thân bài: Biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc, người viết có thể biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn tiến của sự việc.

Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Văn bản: Cảm nhận về lễ đón giao thừa quê tôi

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bài viết trên được viết để bộc lộ cảm xúc về điều gì?

Trả lời:

Bài viết được viết để bộc lộ cảm xúc về lễ đón giao thừa ở quê hương.

Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm trong đoạn mở bài câu giới thiệu về sự việc, câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc.

Trả lời:

Câu giới thiệu về sự việc, câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc: “… thế mà tôi lại nặng tình tha thiết với quê hương. Thời gian làm nhòa nhiều thứ, nhưng không sao xóa đi mảnh kí ức đặc biệt trong tôi, về một lần sách đây nhiều năm trước, tôi đã đón cái Tết ở Cần Thơ – mảnh đất cha tôi sinh ra, cũng là nơi gieo cho tôi bao nhớ thương. ”

Câu 3 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Ở phần thân bài, người viết đã biểu lộ cảm xúc như thế nào về sự việc? Để làm rõ những cảm xúc ấy, người viết đã sử dụng những yếu tố hỗ trợ nào?

Trả lời:

- Ở phần thân bài, người viết đã biểu lộ cảm xúc nhớ nhung, những kỉ niệm ngày tết ở quê hương gắn bó bên gia đình, người thân cùng với đó là sự trân trọng những giá trị truyền thống thuật về gia đình.

- Để làm rõ cảm xúc ấy người viết đã sử dụng kết hợp yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả để lý giải cho cảm xúc.

Câu 4 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Ở đoạn kết bài, người viết đã trình bày nội dung ra sao ?

Trả lời:

Ở đoạn kết bài, người viết đã trình bày cảm xúc, hoàn cảnh của bản thân rút ra điều đáng nhớ với kỉ niệm.

Câu 5 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Từ bài viết trên, em rút ra được những lưu ý gì về cách viết bài văn biểu cảm về sự việc ?

Trả lời:

- Sử dụng kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn biểu cảm.

- Bố cục bài văn biểu cảm: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Chú ý cảm xúc chân thực, ngôn ngữ biểu cảm phù hợp.

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài:

Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Xác định đề tài

Trước tiên, em hãy trả lời câu hỏi: “yêu cầu của đề bài là gì?”

Với đề bài nêu trên, em có thể chọn một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc, chẳng hạn như:

- Ngày khai giảng

- Lễ đón giao thừa quê em

- Mỗi lầm lỗi của bản thân

- Một kỉ niệm đáng nhớ với người thân yêu

- Lần bản thân đạt được một thành tích đáng nhớ

Thu thập tư liệu

Tư liệu liên quan đến sự việc có thể được thu thập từ những nguồn như: quan sát thực tế của em về sự việc, nghe người khác kể về sự việc. Em có thể đọc thêm tư liệu về sự việc trong các sách, báo, trang mạng uy tín. Khi đọc tư liệu, ghi lại thông tin gợi cho em cảm xúc, ấn tượng sâu sắc về sự việc.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Để có ý tưởng cho bài viết, em cần:

- Ghi những từ ngữ thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình về sự việc em muốn viết và phác thảo một vài chi tiết lí giải vì sao mình có tình cảm, cảm xúc đó. Khi viết, em hãy hình dung lại sự việc.

- Xác định một số yếu tố miêu tả, tự sự để làm rõ các tình cảm, cảm xúc bằng cách đặt câu hỏi: Những kỉ niệm nào khiến em ấn tượng sâu sắc? Khung cảnh diễn ra sự việc có gì đặc biệt? Chú ý các yếu tố gợi ra những cảm nhận về các giác quan.

Lập dàn ý

Từ những ý đã tìm, dàn ý bằng cách chọn lọc, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí.

- Mở bài: giới thiệu sự việc và biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết về sự việc.

- Thân bài: + lần lượt thể hiện những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thực của người viết thông qua việc miêu tả, kể lại các ấn tượng

+ biểu lộ cảm xúc, lí giải vì sao có cảm xúc đó

- Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho sự việc, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

Bước 3: Viết bài

- Lần lượt viết mở bài, thân bài, kết bài. Đối với thân bài, em cần đảm bảo kết hợp các yếu tố miêu tả và tự sự để việc bộc lộ cảm xúc được tự nhiên, giúp người đọc hiểu vì sao em có cảm xúc đó.

- Để cảm xúc được bộc lộ một cách chân thật, sâu sắc em có thể sử dụng các từ ngữ miêu tả các trạng thái cảm xúc như hạnh phúc, bâng khuâng, gắn bó, biết ơn,…; các từ ngữ cảm xúc trực tiếp như ôi chao, trời ơi, xiếc bao,…; sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, liên tưởng để giúp cho bài văn thêm gợi cảm, dễ dàng truyền tải được cảm xúc.

- Để đảm bảo các yếu tố miêu tả, tự sự gắn với mục đích bày tỏ tình cảm, cảm xúc không bị lạc sang văn miêu tả hay kể chuyện, khi viết, em hãy tự trả lời các câu hỏi: Yếu tố miêu tả, tự sự này nhằm thể hiện cảm xúc nào? Cảm xúc muốn bày tỏ đã được thể hiện trọn vẹn qua các yếu tố miêu tả, tự sự hay chưa?

Bài viết mẫu:

Những ngày tết, khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam xinh tươi như được khoác lên mình một chiếc áo mới. Tết đến đem theo những hy vọng về một năm mới may mắn, tốt đẹp hơn.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ em háo hức mong chờ Tết đến. Người lớn lại bận rộn chuẩn bị cho Tết. Thời tiết ngày xuân trở nên ấm áp hơn, những cành đào đang chớm nở. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi. Ngoài đường người đi mua sắm tấp nập. Tiếng cười nói, bán mua cho một cái tết đủ đầy vang lên đầy ắp những đường ngõ. Mấy đứa trẻ con nô đùa quanh những hàng bán pháo bông. Em cảm thấy không khí ngày tết thật tuyệt vời biết bao.

Chiều ba mươi Tết, cả nhà quây quần bên bữa cơm tất niên. Vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người đều hân hoan trong niềm vui, hạnh phúc cho một khởi đầu “An khang thịnh phượng” hay “Vạn sự như ý”. Những ngày tết thật hạnh phúc khi cả gia đình được quây quần bên nha. Sáng mùng một, em theo bố mẹ sang chúc Tết ông bà nội ngoại. Em được ông bà mừng tuổi cho những phong bao lì xì đỏ thắm với lời chúc học giỏi. Ngày Tết là dịp để mọi người trong gia đình được gần gũi nhau hơn.

Không khí ấm áp của ngày tết cổ truyền khiến em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Em tin chắc rằng sau này dù đất nước có phát triển đến đâu thì người dân Việt Nam vẫn sẽ giữ gìn được những nét đẹp của dịp Tết cổ truyền dân tộc.

Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm

Xem lại và chỉnh sửa

Tự kiểm tra, xem xét và điều chỉnh những chi tiết liên quan đến nội dung và cấu trúc của bài viết dựa vào bảng đã gợi ý.

Rút kinh nghiệm

Em rút ra kinh nghiệm cho bài của mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: