Những cảm giác ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn mở đầu “Một thứ quà của lúa non: Cốm”?


Những cảm giác ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn mở đầu “Một thứ quà của lúa non: Cốm”?

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Một thứ quà của lúa non: Cốm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Một thứ quà của lúa non: Cốm này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 7 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 7.

Đề bài: Những cảm giác ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn mở đầu “Một thứ quà của lúa non: Cốm”?

Trả lời:

Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn:

- Bằng sự quan sát và cảm nhận tinh tế, tác giả đả cảm nhận hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen và lúa non.

- Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi: hồ sen, bông lúa, giọt sữa lúa và hương thơm ngào ngạt: hương sen, hương lúa, hương sữa.

- Liên tưởng rất đẹp, rất thơ với một tấm lòng trân trọng: “Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ…”.

- Giọng văn nhẹ nhàng, nhiều từ ngữ miêu tả gợi cảm: thanh nhã, tinh khiết, thơm mát, trắng thơm với những câu văn giàu nhạc điệu.

⇒ Tất cả những nghệ thuật đó đã giúp cho đoạn văn đầu tiên hiện lên êm ái và tràn đầy chất thơ.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, hay khác: