Câu hỏi ôn tập bài Cảnh khuya chọn lọc - Ngữ văn lớp 7
Câu hỏi ôn tập bài Cảnh khuya chọn lọc
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Cảnh khuya Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Cảnh khuya này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 7 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 7.
Câu hỏi: Bài thơ “Cảnh khuya” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
- “Cảnh khuya” là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay được Bác viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu hỏi: Bài thơ “Cảnh khuya” được viết theo thể thơ nào?
Trả lời:
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
Câu hỏi: Hai câu cuối của bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
Trả lời:
- Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp và một nỗi lo về vận mệnh nước nhà. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất hoà hợp trong con người của Bác.
Trả lời:
Tác dụng sự lặp lại của điệp từ:" chưa ngủ":
- Thể hiện sự hòa hợp giữa con người và cảnh vật - > cảnh càng khuya càng làm nỗi rõ con người; con người càng thức khuya càng thấy sự hữu tình của cảnh.
- Chưa ngủ là vì chưa muốn ngủ - thế chủ động - > dành thời gian để ngắm cảnh, để lo việc nước, chứ không phải là vì không ngủ được - > sự sâu sắc của tâm trạng và tình cảm
⇒ Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt lặp lại ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư là một bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong một con người Hồ Chí Minh.
Trả lời:
- Biện pháp nghệ thuật so sánh tiếng suối trong với tiếng hát ca.
- Tác dụng: gợi lên sự thanh bình êm ái nhẹ nhàng của tiếng suối, đưa tiếng suối gần gũi với con người hơn, có sức sống trẻ trung hơn và bắt nhịp vào không khí đầy lạc quan của cuộc sống ở núi rừng chiến khu.
Trả lời:
Câu thơ thứ 2 đặc biệt ở: Điệp từ “lồng” được nhắc lại 2 lần nhằm nhấn mạnh vào vẻ đẹp của trăng in trên mặt đất.
- Lồng (1): ánh trăng soi vào bóng cây cô thụ lồng vào tán cây.
- Lồng (2): bóng tán cây được trăng chiếu vào in hình xuống mặt đất thành những bông hoa tuyệt đẹp.
Trả lời:
- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng là tình cảm yêu thiên nhiên của tác giả xen lẫn trong mỗi câu từ. Phải là người yêu thiên nhiên thì Bác mới có cái nhìn, sự cảm nhận về thiên nhiên, vạn vật một cách chi tiết sống động như vậy
Câu hỏi: Từ hoàn cảnh sáng tác bài “Cảnh khuya”, em hiểu gì về con người Hồ Chí Minh?
Trả lời:
- Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan, tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời ẩn trong mỗi câu thơ tả cảnh ngụ tình ấy là nỗi niềm lo lắng, canh cánh trong lòng suy nghĩ cho nhân dân, vận mệnh nước nhà của Bác
Trả lời:
Câu thơ mở ra hai thế giới tâm trạng của nhân vật, hai khía cạnh của một tâm hồn tác giả:
- Chưa ngủ vì cảnh khuya quá đẹp, say mê tận hưởng vẻ đẹp chứa cùng tri âm tuyệt vời của cảnh đến độ không ngủ được ⇒ tâm hồn nghệ sĩ.
- Chưa ngủ vì thao thức lo lắng vì vận mệnh của đất nước ⇒ tâm hồn chiến sĩ – đây mới là ý chính của câu thơ.
Trả lời:
Nghệ thuật:
- Vận dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp từ.
- Vẻ đẹp đêm trăng vừa cổ điển mang nét đẹp hiện đại.
- Ngôn từ giản dị, trong sáng toát lên tình yêu thiên nhiên, yêu nước và sự lạc quan, yêu đời của Bác.
- Đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ . Thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng, tinh thần trách nhiệm lớn lao đối với dân, với nước.