Câu hỏi ôn tập bài Ý nghĩa của văn chương chọn lọc - Ngữ văn lớp 7
Câu hỏi ôn tập bài Ý nghĩa của văn chương chọn lọc
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Ý nghĩa của văn chương Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Ý nghĩa của văn chương này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 7 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 7.
Câu hỏi: Văn bản “Ý nghĩa của văn chương” có xuất xứ từ đâu?
Trả lời:
- “Ý nghĩa văn chương” được viết năm 1936, in trong “Bình luận văn chương” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998)
- Bài “Ý nghĩa văn chương” có lần đổi in lại đã đổi nhan đề thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”
Câu hỏi: Văn bản “Ý nghĩa của văn chương” sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Trả lời:
Phương thức biểu đạt: nghị luận
Câu hỏi: Văn bản “Ý nghĩa của văn chương” thuộc kiểu văn bản gì?
Trả lời:
Kiểu văn bản: nghị luận văn chương
Câu hỏi: Trong “Ý nghĩa của văn chương”, theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
Trả lời:
Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn "văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người". Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau.
Câu hỏi: Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua “Ý nghĩa văn chương”) có gì đặc sắc?
Trả lời:
Bài văn có nét đặc sắc về nghệ thuật là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.
Câu hỏi: Từ văn bản “Ý nghĩa của văn chương”, viết đoạn văn ngắn bàn về ý nghĩa văn chương
Trả lời:
Văn chương có nguồn gốc cốt lõi là tình cảm, lòng vị tha với con người. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng, là những bức tranh thiên nhiên bốn mùa tuần hoàn luân chuyển, là những cảm xúc tinh tế của con người rung động trước thiên nhiên. Qua lăng kính của văn chương, ta cảm nhận được những cái hay, cái đẹp về muôn loài. Văn chương cũng là nơi lòng thi nhân gửi gắm những nỗi sầu bi, uất hận hay những niềm vui, hạnh phúc trước cuộc đời. Những bức tranh tả cảnh ngụ tình, ta từng gặp qua những vần thơ trong “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh, qua bức tranh đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc, Bác đã bày tỏ những lo lắng về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Không những vậy, văn chương còn gây cho ta những tình cảm ta không có, là sự rung cảm, xúc động, xót xa trước những số phận con người, là tấm lòng nhân ái và đồng cảm trước những hoàn cảnh bất hạnh. Văn chương cũng luyện những tình cảm ta sẵn có, đọc “Mẹ tôi”, ai trong chúng ta hẳn cũng có lần lỡ khiến mẹ phải buồn như cậu bé En-ri-cô, qua tác phẩm đó ta trân trọng người mẹ của mình hơn. Như vậy, văn chương làm cho những tình cảm sẵn có trong ta sắc nét và phong phú hơn. Thật không quá khi nói, văn chương chính là món quà, là nguồn nước trong lành tưới mát tâm hồn ta. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương sẽ nghèo nàn biết bao!
Câu hỏi: Trong “Ý nghĩa của văn chương”, theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì?
Trả lời:
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài..., văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống
- Giúp ta có tình cảm, có lòng vị tha: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
- Giúp ta biết thưởng thức cái hay cái đẹp của thiên nhiên: Có thể nói... là quá đáng.