Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả - tác phẩm Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
A. Nội dung tác phẩm Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường trầm lặng mà không đìu hiu khi vẫn ánh lên sự sống của con người trong sự hòa hợp với thiên nhiên.
B. Đôi nét về tác phẩm Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
1. Tác giả
- Trần Nhân Tông (1258 - 1308) tên thật là Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông, là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái.
- Ông là nhà văn hóa, nhà thơ tiêu biểu thời Trần
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” được sáng tác trong dịp Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên Trường.
b, Bố cục: 2 phần
- Hai câu đầu: Cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường.
- Hai câu cuối: Hoạt động của cảnh vật ở nơi làng quê
c, Phương thức biểu đạt
- Biểu cảm
d, Thể thơ
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 7 chữ)
e, Giá trị nội dung
- Bài thơ đã khắc họa hình ảnh bức tranh làng quê trầm lặng nhưng vẫn ánh lên sự sống của con người trong sự hòa hợp với thiên nhiên
- Thể hiện tấm lòng giản dị của một vị vua yêu nước
f, Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, cô đọng
- Hình ảnh thơ sinh động
C. Sơ đồ tư duy Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
D. Đọc hiểu văn bản Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
1. Phần 1: Cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường.
- Cảnh vật được miêu tả vào buổi chiều tà - thời điểm dần kết thúc của một ngày yên bình và thơ mộng. Không gian thôn xóm với sương khói hòa quyện
- Nhà thơ đang chìm đắm vào khung cảnh thiên nhiên của làng quê và nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ.
=> Cảnh chiều muộn ở thôn quê Bắc Bộ nhạt nhòa trong sương đẹp, mơ màng và yên tĩnh, thanh bình.
2. Phần 2: Hoạt động của cảnh vật ở nơi làng quê
- Âm thanh: Tiếng sáo
- Hoạt động: Trẻ dẫn trâu về, cò trắng từng đôi sà xuống cánh đồng
=> Không gian thoáng đãng, làng quê trầm lặng mà không quạnh hiu bởi sự xuất hiện của con người cùng thiên nhiên. Từ bức tranh thiên nhiên ấy ta cảm nhận được tâm hồn cao quý, thanh khiết và lòng yêu quê hương chân thành của tác giả.