Tóm tắt bài Bàn luận về phép học ngắn nhất
Tóm tắt bài Bàn luận về phép học
Với các mẫu Tóm tắt bài Bàn luận về phép học hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 8 hơn.
A/ Nội dung bài Bàn luận về phép học
Bàn luận về phép học là một bài tấu đã khát quát và đưa ra một cách khách quan nhất về mục đích của việc học và cách học sao cho đúng đắn đạt hiệu quả.
B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Bàn luận về phép học
Tóm tắt bài Bàn luận về phép học - mẫu 1
Bàn luận về phép học là một bài tấu Nguyễn Thiếp gửi lên vua nhằm nói lên mục đích chân chính của việc học: học để làm người. Tác giả đưa ra quan điểm và phương pháp học đúng đắn: việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng, tuần tự tiến từ thấp lên cao, học rộng hiểu sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. Bên cạnh đó học phải kết hợp với hành. Học không chỉ để biết mà còn để làm. Điều đó sẽ thúc đẩy đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.
Tóm tắt bài Bàn luận về phép học - mẫu 2
Bàn luận về phép học là một bài tấu Nguyễn Thiếp gửi lên vua. Từ việc đưa ra mục đích chính của việc học, phê phán những quan điểm học tập tiêu cực, thực trạng sai trái tác giả đưa ra và khẳng định quan điểm, phương pháp học đúng đắn, cuối cùng là thuyết phục cho sự đúng đắn ấy bằng việc chỉ ra tác dụng của nó.
Tóm tắt bài Bàn luận về phép học - mẫu 3
Bàn luận về phép học của tác giả Nguyễn Thiếp chỉ ra cho người đọc học tập là một vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước như thế nào. Học không phải chỉ để mưu cầu danh vọng mà còn là cách ứng xử với mọi người. Văn bản khuyên con người cần biết học đúng cách.
Tóm tắt bài Bàn luận về phép học - mẫu 4
Tác phẩm “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp được viết ra theo thể tấu là để chỉ ra các tiêu cực về học vấn trong xã hội lúc bấy giờ. Lối học của những kẻ quan tướng hám danh cầu lợi “chúa tầm thường, thần nịnh hót” ấy vậy đã dẫn đến cảnh nước mất nhà tan. Chính vì thế mà Nguyễn Thiếp đã đưa ra mục đích chính của việc học, ông thẳng thắn phê phán những lối học tiêu cực của các quan lại đương thời đồng thời nêu ra thực trạng này hiện vẫn còn đang tồn tại rõ ràng trong xã hội. Nêu lên được quan điểm khẳng định thế nào là phương pháp học đúng đắn và cuối cùng là đề đạt lên vua mong được xem xét vì tác dụng to lớn của phương pháp đó.
Tóm tắt bài Bàn luận về phép học - mẫu 5
Nguyễn Thiếp vốn là một thiên tư sáng suốt học rộng hiểu sâu, từng đỗ đạt ra làm quan dưới triều Lê. Khi được vua Quang Trung mời về làm công tác để góp phần xây đất nước về chính trị,a trước tình cảnh đất nước các quan mọn yếu hèn không coi trọng đèn sách kinh sử, học chỉ để hám danh cầu lợi trước mắt khiến cho dân chúng biết bao cực khổ. Thấy vậy ống đã viết tấu dâng lên vua. Từ việc đưa ra mục đích chính của việc học, phê phán những quan điểm học tập tiêu cực, thực trạng sai trái tác giả đưa ra và khẳng định quan điểm, phương pháp học đúng đắn, cuối cùng là thuyết phục cho sự đúng đắn ấy bằng việc chỉ ra tác dụng của nó.
C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị
- Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Thiếp làm quan một thời gian dưới triều Lê rồi về dạy học. Khi Quang Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về mặt văn hóa giáo dục, vì vậy tháng 8 năm 1971, Nguyễn Thiếp đã đang lên vua bản tấu này.
- Giá trị nội dung: Bài tấu giúp ta hiểu được mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần xây dựng đất nước chứ không phải học để cầu danh lợi. Học tốt phải có phương pháp học đặc biệt học phải đi đôi với hành.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Bài tấu có cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng.
+ Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục.