Câu hỏi ôn tập bài Thuế máu chọn lọc - Ngữ văn lớp 8


Câu hỏi ôn tập bài Thuế máu chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Thuế máu Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Thuế máu này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 8 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8.

Câu hỏi ôn tập bài Thuế máu chọn lọc - Ngữ văn lớp 8

Câu hỏi: Văn bản “Thuế máu” thuộc thể loại gì?

Trả lời:

- Thể loại: văn chính luận

Câu hỏi: Tại sao tác giả cho rằng thuế máu là thứ thuế dã man nhất trong văn bản “Thuế máu”?

Trả lời:

- Vì trong phần này tác giả đã vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa và các thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp trong việc dùng người dân thuộc địa làm vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh thảm khốc để mang lại quyền lợi cho nước Pháp. Lợi dụng xương máu của những người nghèo khổ để làm giàu, đó là một trong những tội ác ghê tởm nhất của chủ nghĩa thực dân.

Câu hỏi: Văn bản “Thuế máu” sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận kết hợp biểu cảm

Câu hỏi: Nêu giá trị nội dung của văn bản “Thuế máu”

Trả lời:

- Đoạn trích tố cáo bộ mặt giả dối, thủ đoạn của chính quyền thực dân Pháp trong việc biến người dân thuộc địa thành vật hy sinh cho lợi ích của chúng trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc

Câu hỏi: Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản “Thuế máu”.

Trả lời:

Nhận xét nhan đề và tên các phần trong văn bản

- Thuế máu - một thứ thuế lạ, khơi gợi sự tò mò của người đọc, là những thứ thuế nặng nề, vô lí gông vào cổ của nhân dân An Nam. Họ phải dùng cả nước mắt, máu xương, tính mạng của mình để đóng cho đủ những thứ thuế ấy

- Tên của các phần trong văn bản: Chiến tranh và "Người bản xứ" - Chế độ lính tình nguyện - Kết quả của sự hi sinh là quá trình lừa bịp trắng trợn, vắt đến tận xương tủy nhân dân của thực dân Pháp

- Cách đặt tên nhan đề và các phần trong văn bản cho ta thấy được một niềm phẫn uất, căm hận, cả sự bất bình, đau đớn của một người khi chứng kiến cảnh nhân dân, đất nước, quê cha đất tổ bị chà đạp, phỉ nhổ. Đó cũng là cơ sở tiền đề cho những lí luận sắc bén và lời kết tội đanh thép của Bác sau này.

Câu hỏi: Phân tích nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả trong văn bản “Thuế máu” thể hiện qua cách xây dựng hình ảnh, qua giọng điệu.

Trả lời:

Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện sau :

- Xây dựng, đưa vào những hình ảnh chân thực phản ánh chính xác thực trạng, có sức tố cáo mạnh mẽ.

- Sự đồng cảm trước tình cảm khốn cùng thảm thương của người dân thuộc địa.

- Dùng câu hỏi tu từ với mục đích đập tan luận điệu xảo trá đến trơ trẽn của chính quyền Đông Dương.

- Giọng điệu trào phúng, châm biếm, mỉa mai để nói lên bản chất bọn thực dân: “Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu...”, đùng một cái... được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”

Câu hỏi: Nhận xét về yếu tố biểu cảm trong văn bản “Thuế máu”.

Trả lời:

- Trong đoạn trích, yếu tố tự sự và yếu tố biểu cảm được kết hợp chặt chẽ với nhau. Thực ra, bản thân yếu tố tự sự đã bao hàm yếu tố biểu cảm.

- Các sự kiện, con số nêu lên một cách chính xác, những hình ảnh xác thực, sinh động, giàu tính thuyết phục đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn trích.

- Các hình ảnh được xây dựng mang tính biểu cảm cao: "chiến tranh tươi vui", "Chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi", "Những miền hoang vu mộng mơ", "quan phụ mẫu nhân hậu".

→ Qua đó làm rõ thêm số phận đáng thương của người dân thuộc địa và bộ mặt giả nhân giả nghĩa, tàn ác của chính quyền thực dân. Thông qua những hình ảnh đó, người đọc cũng nhận ra lòng căm phẫn kẻ thống trị tàn ác, niềm xót xa thương cảm cho thân phận người dàn nồ lộ của tác giả.

Câu hỏi: Nhan đề “Thuế máu” gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

- “Thuế” vốn là một khái niệm đã quen thuộc. Nhưng tại sao lại gọi là “Thuế máu”? Cách đặt nhan đề tạo nên sự tò mò, mang đến sự chú ý, ấn tượng mạnh mẽ và gợi ra trong lòng độc giả nhiều suy nghĩ. Phải chăng chế chộ của thực dân xâm lược tàn bạo và hà khắc đến mức nhân dân ta phải đóng thuế bằng “máu”.

- Chữ “Máu” ở đây có lẽ Nguyễn Ái Quốc dùng với ngụ ý là sức lực, sức khỏe, hay chính là tính mạng của chính người dân.

- Cái tên "Thuế máu" này gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, gợi lên lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai của tác giả đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, hay khác: