Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích? Theo em đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích? Theo em đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Tức nước vỡ bờ Ngữ văn Lớp 8 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Tức nước vỡ bờ này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 8 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8.
Đề bài:Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích? Theo em đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
Trả lời:
- Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích này rất thoả đáng. Trước hết, đây là một thành ngữ dân gian; với đặc điểm súc tích, giàu ý nghĩa của những cụm từ cấu trúc kiểu này, nhan đề “Tức nước vỡ bờ” vừa thống nhất, vừa bổ sung, làm nổi bật ý nghĩa của đoạn trích.
- Thành ngữ “Tức nước vỡ bờ” là một kinh nghiệm mà ông cha ta đã đúc kết, nêu lên một chân lí khách quan: Một sự vật khi bị dồn nén đến một mức độ nhất định tất yếu sẽ phá vỡ khuôn khổ ấy.
- Có thể nói hành động của chị Dậu được thể hiện trong đoạn trích chính là điểm gặp gỡ giữa Ngô Tất Tô và tư tưởng người xưa khi cùng thể hiện logic cuộc sống: có áp bức tất có đấu tranh.
- Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý, “con giun xéo lắm cũng quằn”. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.
- Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang “Tắt đèn”.