Bài toán dân số - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Bài toán dân số - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Bài toán dân số Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả - tác phẩm Bài toán dân số trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
A. Nội dung tác phẩm Bài toán dân số
* Tóm tắt văn bản:
Bài toán dân số là một vấn đề không mới. Tác giả nêu câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ một bài toán cổ trên 1 bàn cờ tướng 64 ô. Theo đó thì thừ khai thiên lập địa đến năm 1995, dân số thế giới đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. Trong thực tế 1 phụ nữ có thể sinh nhiều con. Tính theo bài toán cổ thì số dân đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ. Cuối cùng tác giả báo động về con đường “tồn tại hay không tồn tại”.
B. Tìm hiểu tác phẩm Bài toán dân số
1. Tác giả
- Theo Thái An, Báo Giáo dục và Thời đại, chủ nhật, số 28, 1995
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ:
- Văn bản trích từ bài báo “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” in trên báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, 1995
b, Bố cục : 3 phần
- Phần 1: Từ đầu → sáng mắt ra: Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại
- Phần 2: Tiếp theo → ô thứ 34 của bàn cờ: Tốc độ gia tăng nhanh chóng dân số thế giới
- Phần 3: Còn lại: Tìm kiếm lời giải cho bài toán dân số
c, Kiểu văn bản: Văn bản nhật dụng
d, PTBĐ: nghị luận + thuyết minh
e, Giá trị nội dung:
- Từ câu chuyện về một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển.
f, Giá trị nghệ thuật:
- Phương pháp thuyết minh, sử dụng và kết hợp các phương pháp so sánh, nêu số liệu, phân tích.
- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
C. Sơ đồ tư duy Bài toán dân số
D. Đọc hiểu văn bản Bài toán dân số
1. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình
- Đưa ra hai giả thuyết về bài toán dân số: được đặt ra từ thời cổ đại hay vài chục năm gần đây
- Trình bày quan điểm người viết:
+ Lúc đầu: không tin
+ Sau đó: “sáng mắt ra”
→ Bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình được đặt ra từ thời cổ đại
⇒ Cách đặt vấn đề bất ngờ, hấp dẫn khẳng định tác giả nhận thức vấn đề rất rõ và sâu sắc
2. Từ bài toán cổ đến bài toán dân số - tốc độ gia tăng dân số
- Bài toán cổ: Số thóc tăng theo cấp số nhân, nhiều vô kể
→ Dẫn chuyện nhằm so sánh với sự gia tăng dân số của loài người
→ Đánh giá: một con số kinh khủng ⇒ Thái độ bất ngờ, lo lắng
- Thuyết minh bằng số liệu và cách so sánh → dân số tăng rất nhanh
- Đưa ra câu chuyện về khả năng sinh con của người phụ nữ:
+ Tỉ lệ sinh con (tự nhiên) ở các nước châu Phi, châu Á là rất lớn
+ Châu Phi có tỉ lệ sinh con ở người phụ nữ lớn hơn châu Á
⇒ Tác giả muốn giải thích sự gia tăng dân số liên quan chặt chẽ và trực tiếp đến tỉ lệ sinh con tự nhiên của người phụ nữ.
⇒ Cái gốc của vấn đề chính là việc kế hoạch hoá gia đình.
3. Lời kêu gọi việc hạn chế tốc độ gia tăng dân số
- Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc
- Muốn có đất sống phải sinh hạn chế sự gia tăng dân số
⇒ Lời đề nghị ngắn gọn nhưng xác đáng: Cảnh báo và kêu gọi mọi người giảm thiểu sự gia tăng dân số.