Đi đường - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Đi đường - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Đi đường Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả - tác phẩm Đi đường trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
A. Nội dung tác phẩm Đi đường
Phiên âm:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian.
Dịch nghĩa:
Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác;
Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót,
Thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt.
Dịch thơ:
Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
B. Tìm hiểu tác phẩm Đi đường
1. Tác giả
- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung
- Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Bác là nhà chính trị, nhà cách mạng, nhà thơ nhà văn lớn của dân tộc.
- Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng bay bổng lãng mạn.
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác: Trích trong tập “ Nhật kí trong tù” được Bác sáng tác lúc đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc
b, Bố cục: 4 phần: Khai – Thừa – Chuyển – Hợp
c, Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm
d, Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt
e, Ý nghĩa nhan đề: Có 2 lớp nghĩa
- Nghĩa đen: Chuyện đi đường và những khó khăn, gian khổ của việc đi đường núi.
- Nghĩa bóng: Con đường đời, con đường Cách mạng có muôn vàn khó khăn, gian khổ, nhưng nếu kiên trì bền bỉ thì nhất định sẽ thành công.
f, Giá trị nội dung: Bài thơ khắc họa chân thực những gian khổ mà người tù gặp phải, đồng thời thể hiện thể hiện chân dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh, nói lên ý nghĩa triết lí cao cả: từ việc đi đường núi mà hiểu được đường đời: Vượt qua gian lao thử thách sẽ đi được tới thắng lợi vẻ vang
g, Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Kết cấu chặt chẽ
- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt
- Hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa.
C. Sơ đồ tư duy Đi đường
D. Đọc hiểu văn bản Đi đường
1. Câu khai:
- "đi đường – gian lao" → cách nói trực tiếp nhằm nhấn mạnh việc đi đường rất gian lao khổ cực.
⇒ Ẩn dụ: chỉ con đường Cách mạng đầy gian nan thử thách
2. Câu thừa
- Điệp ngữ “ núi cao” – nhấn mạnh nỗi gian lao, vất vả của con đường
→ Nói đến gian lao chồng chất gian lao, vừa đi hết lớp núi này đến lớp núi khác – Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
⇒ Miêu tả chặng đường Cách mạng với nhiều khó khăn trước mắt, cần người chiến sĩ Cách mạng có ý chí kiên cường.
3. Câu chuyển
- “Núi cao lên đến tận cùng”: Mọi gian khổ rồi sẽ kết thúc, mọi khó khăn sẽ lùi về sau
→ niềm vui sướng khi được chinh phục độ cao của núi
⇒ Con đường Cách mạng có trải qua gian khổ thì mới tới thành công, càng gian khổ thì càng gần tới thành công hơn
4. Câu hợp
- “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”: Người đi đường như một du khách ung dung say sưa ngắm nhìn lại khung cảnh thiên nhiên bao la, ngắm ngại những gì mình đã trải qua → Con người làm chủ thiên nhiên, đất trời
⇒ Từ việc đi đường, bài thơ mang đến một chân lí đường đời đó là vượt qua được gian lao sẽ đi được tới thành công