Tại sao có thể nói trong mạch kể xưng “tôi”, hai cây phong trong văn bản “Hai cây phong” được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người nghệ sĩ?


Tại sao có thể nói trong mạch kể xưng “tôi”, hai cây phong trong văn bản “Hai cây phong” được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người nghệ sĩ?

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Hai cây phong Ngữ văn Lớp 8 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Hai cây phong này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 8 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8.

Đề bài:Tại sao có thể nói trong mạch kể xưng “tôi”, hai cây phong trong văn bản “Hai cây phong” được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người nghệ sĩ?

Trả lời:

- Trong mạch kể xen lẫn tả hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động giống như hai con người vì:

+ Hai cây phong có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu, hai cây phong mang tâm hồn con người, tiếng nói của con người.

+ Người kể chuyện đã phác hoạ thật tài tình vẻ đẹp, thần sắc của hai cây phong: "rì rào", "thì thầm", "im bặt", "thở dài", "reo vù vù", "tim đập rộn ràng", "vẻ thảng thốt", "vui sướng", "xào xạc"... Tất cả những từ ngữ ấy khiến hình ảnh hai cây phong trở nên "sinh động khác thường".

- Như vậy, hai cây phong không chỉ là cảnh vật mà nó đã hóa thân như những người bạn thân thiết, gắn bó với ngôi làng, chứng kiến sự lớn lên của lũ trẻ.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn Lớp 8 chọn lọc, hay khác: