Mùa lúa chín trang 30 - 31 -32 Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 - Cánh diều
Mùa lúa chín trang 30 - 31 -32 Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 - Cánh diều
Haylamdo sưu tầm và biên soạn giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Mùa lúa chín trang 30 - 31 -32 sách Cánh diều hay, chi tiết giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà môn Tiếng Việt lớp 2.
Chia sẻ Quan sát các hình ảnh dưới đây:
Câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 30: Sắp xếp lại thứ tự các hình cho phù hợp với quá trình từ lúc lúa còn non đến lúc thu hoạch và được nấu thành cơm.
Trả lời:
Thứ tự các hình ảnh được sắp xếp theo quá trình từ lúc lúa còn non đến lúc thu hoạch thành và được nấu thành cơm là:
e - g - d - b - c - a.
Câu 2 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 30: Nghe bài hát: Em đi giữa biển vàng (nhạc: Bùi Đình Thảo, lời thơ: Nguyễn Khoa Đăng)
Trả lời:
Nghe bài hát Em đi giữa biển vàng
Em đi giữa biển vàng
Nghe mênh mang trên đồng lúa hát hương lúa chín thoảng bay
làm lung lay hàng cột điện làm xao động cả rặng cây
Em đi giữa biển vàng
Nghe mênh mang trên đồng lúa hát bông lúa trĩu í trong lòng tay như đựng đầy gió mưa
như mang nặng giọt mồ hôi của bao người nuôi lớn lúa lúa ơi
Của bao người nuôi lúa lớn lúa ơi
Bài đọc 1: Mùa lúa chín
Nội dung: Ngợi ca vẻ đẹp của đồng lúa chín, ngợi ca người nông dân đã nuôi lớn cây lúa, làm nên cánh đồng lúa chín. Từ đó thêm yêu thiên nhiên, yêu đồng lúa, trân trọng công sức lao động của các cô bác nông dân.
Cách đọc:
- Đọc trôi chảy bài thơ, phát âm đúng, nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nghĩa của từ ngữ khó trong bài (tơ kén, đàn ri đá, quyện, trĩu). Hiểu những hình ảnh thơ: Vây quanh làng/ Một biển vàng/ Như tơ kén/.. Lúa biết đi/ Chuyện rầm rì/ Rung rinh sóng/ Bông lúa quyện/ trĩu bàn tay…
Đọc hiểu
Câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 32: Ở khổ thơ 1, đồng lúa chín được so sánh với những gì?
Trả lời:
Ở khổ thơ 1, đồng lúa chín đã được so sánh với biển vàng và tơ kén.
Câu 2 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 32: Tìm một hình ảnh đẹp ở khổ thơ 2.
Trả lời:
Hình ảnh đẹp nhất ở khổ hai với em là lúa biết đi/ chuyện rầm rì/ rung rinh sóng.
- Theo nhà thơ Phạm Hổ, đó là hình ảnh đoàn người gánh lúa về làng rầm rì trò chuyện. Nhìn từ xa, đoàn người gánh lúa đi giữa cánh đồng làm cho tác giả có cảm tưởng như lúa biết đi, lúa tạo nên những làn sóng rung rinh, làm xáo động cả hàng cây, làm lung lay cả hàng cột điện/ Người ta nhìn xa chỉ thấy những bó lúa vàng chuyển động, không thấy người gánh lúa nên có cảm tưởng như lúa biết đi, lúa biết nói chuyện rầm rì
- Có thể hiểu theo nghĩa đơn giản hơn là nhìn cánh đồng lúa gợn sóng trong tiếng gió rì rào, có cảm tưởng như lúa biết đi và nói chuyện rì rầm.
Câu 3 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 32: Những câu thơ nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
Trả lời: Câu thơ nói lên nỗi vất vả của người nông dân trong đoạn thơ là:
Bông lúa quyện
Trĩu bàn tay
Như đựng đầy
Mưa, gió, nắng
Như đeo nặng
Giọt mồ hôi
Của bao người
Nuôi lớn lúa...
Câu 4 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 32: Những từ ngữ nào ở khổ thơ cuối thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi đi giữa đồng lúa chín?
Trả lời:
Bạn nhỏ đi giữa biển vàng, nghe như đồng lúa mênh mang đang cất lên tiếng hát.
Luyện tập
Câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 32: Xếp các từ ngữ dưới đây vào các nhóm thích hợp: thóc, gặt, cấy, gạo, cánh đồng, đập, gánh, nương, rẫy.
a) Từ chỉ nơi trồng lúa.
b) Từ chỉ hoạt động liên quan đến cây lúa.
c) Từ ngữ chỏ sản phẩm từ cây lúa.
Trả lời:
Các từ ngữ được chia vào nhóm thích hợp sau:
a) Từ ngữ chỉ nơi trồng lúa: cánh đồng, nương, rẫy.
b) Từ ngữ chỉ hoạt động kiên quan đến cây lúa: gặt, cấy, đập, gánh.
c) Từ ngữ chỉ sản phẩm từ cây lúa: thóc, gạo.
Câu 2 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 32: Đặt câu với một trong các từ ngữ trên.
Trả lời:
+ Cánh đồng lúa rộng mênh mông/ Trên cánh đồng, người dân tấp nập cày cấy.
+ Bác nông dân cấy lúa/ Cô chú tôi đang đập lúa trên sân/ Mẹ em gánh thóc về làng/ Trên nương những bác nông dân đang trồng ngô
+ Hạt thóc chắc, mẩy, vàng ươm/ Hạt gạo nuôi sống con người.