Viết trang 117 - 118 Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 - Cánh diều
Viết trang 117 - 118 Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 - Cánh diều
Haylamdo sưu tầm và biên soạn giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Viết trang 117 - 118 sách Cánh diều hay, chi tiết giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà môn Tiếng Việt lớp 2.
Bài viết 1
Câu 1 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 117: Nghe - viết: Con Rồng cháu Tiên (từ "Âu Cơ cùng năm mươi con..." đến "... con Rồng cháu Tiên").
Trả lời:
Con Rồng cháu Tiên
Âu Cơ cùng năm mươi con sinh sống trên đất liền. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, con cháu càng ngay càng đông đúc.
Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường được gọi là “con Rồng cháu Tiên”.
Cách viết: Chú ý viết đúng các tên riêng: Âu Cơ, Hùng Vương, Phong Châu…
Câu 2 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 117: Tìm chữ phù hợp vào ô trống:
a) Chữ l hay n?
Một cây ...àm chẳng lên ...on
Ba cây chụm lại ...ên hòn ...úi cao.
b) Chữ v hay d?
...ườn nhà tôi trồng nhiều cây trái: ...ú sữa xanh bóng điểm sắc tím, ăn vào ngọt ...ịu. Sầu riêng múi ...àng ươm, thơm lừng. Những trái xoài ...àng tươi, ứa mật. Cây cối được trồng thành ...ãy thật đẹp mắt.
Trả lời:
a)
Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
b) Vườn nhà tôi trồng nhiều cây trái: vú sữa xanh bóng điểm sắc tím, ăn vào ngọt dịu. Sầu riêng múi vàng ươm, thơm lừng. Những trái xoài vàng tươi, ứa mật. Cây cối được trồng thành dãy thật đẹp mắt.
Câu 3 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 118: Tìm các tiếng:
a) Bắt đầu bằng l hay n, có nghĩa như sau:
- Vật dùng để nấu cơm.
- Đi bộ trên mặt nền ngập nước.
- Sai sót, khuyết điểm.
b) Bắt đầu bằng v hay d, có ngĩa như sau:
- Ngược lại với buồn.
- Mềm nhưng bền, khó làm đứt.
- Bộ phận cơ thể nối cánh tay với thân mình.
Trả lời:
a) - Vật dùng để nấu cơm: nồi
- Đi bộ trên mặt nền ngập nước: lội
- Sai sót, khuyết điểm: lỗi
b) - Ngược lại với buồn: vui
- Mềm nhưng bền, khó làm đứt: dây
- Bộ phận cơ thể nối cánh tay với thân mình: vai
Câu 4 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 118: Tập viết
a) Viết chữ hoa (kiểu 2):
b) Viết ứng dụng: Quê hương tươi đẹp biết bao
Trả lời:
* Cấu tạo:
- Nét 1: Nét cong trái
- Nét 2: Nét cong phải
- Nét 3: Nét lượn ngang
* Cách viết:
Đặt bút giữa đường kẻ 4 và đường kẻ 5 viết nét cong trái nhỏ đến đường kẻ 6. Viết tiếp nét cong phải (to) xuống tới đường kẻ 1 thì lượn vòng trở lại. Tiếp tục viết nét lượn ngang từ trái sang phải (cắt ngang nét cong phải) tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. Dừng bút ở đường kẻ 2.