200 Câu hỏi trắc nghiệm Chương 5: Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (có lời giải)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Chương 5: Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX mới nhất được biên soạn bám sát chương trình Lịch sử 10 giúp bạn học tốt môn Lịch sử hơn.
200 Câu hỏi trắc nghiệm Chương 5: Sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX có lời giải
Câu hỏi trắc nghiệm quá trình dựng nước và giữ nước(có lời giải)
Câu hỏi trắc nghiệm truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến (có lời giải)
Câu 1:
Quốc gia cổ đại đầu tiên trên đất nước ta là
A. Văn Lang
B. Âu Lạc
C. Champa
D. Phù Nam
Câu 2:
Người Việt cổ thời kì Văn Lang - Âu Lạc chủ yếu phát triển nền kinh tế
A. săn bắn, hái lượm
B. trồng trọt và chăn nuôi
C. nông nghiệp trồng lúa nước
D. nông nghiệp trồng lúa mì
Câu 3:
Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là
A. văn minh sông Hồng
B. văn minh sông Cả
C. văn minh sông Mã
D. văn minh sông Cửu Long
Câu 4:
Thành tựu nào dưới đây không thuộc văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Trống Đồng
B. Nông nghiệp trồng lúa nước
C. Thành Cổ Loa
D. Chữ Nôm
Câu 5:
Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam?
A. Là nền văn minh thứ hai của người Việt
B. Tạo ra những giá trị vật chất, văn hóa phong phú
C. Là nền văn minh bản địa, tạo tiền đề cho sự phát triển của nền văn minh Đại Việt
D. Tạo tiền đề vững chắc để dân tộc ta không bị đồng hóa trong thời Bắc thuộc
Câu 6:
Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống phong kiến phương Bắc là
A. khởi nghĩa Bà Triệu
B. khởi nghĩa Mai Thúc Loan
C. khởi nghĩa Hai Bà Trưng
D. khởi nghĩa Lý Bí
Câu 7:
Cuộc khởi nghĩa nào đã khiến nhân dân ta cơ bản giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
B. Khởi nghĩa Lý Bí
C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
D. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
Câu 8:
Dấu mốc chấm dứt hoàn toàn thời Bắc thuộc, mở đầu thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của nước ta là
A. năm 905
B. năm 907
C. năm 938
D. năm 968
Câu 9:
Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở nước ta được hoàn chỉnh vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XIII
B. Thế kỉ XV
C. Thế kỉ XVI
D. Thế kỉ XVIII
Câu 10:
Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở nước ta được hoàn chỉnh dưới triều đại nào?
A. Nhà Đinh
B. Nhà Lý
C. Nhà Trần
D. Nhà Lê sơ
Câu 11:
Bộ luật thành văn mang tính dân tộc sâu sắc của chế độ phong kiến Việt Nam là
A. Hình luật
B. Hình thư
C. Hoàng Việt luật lệ
D. luật Hồng Đức
Câu 12:
Các triều đại phong kiến Việt Nam đề cao Nho giáo nhằm mục đích gì?
A. Đề cao Nho giáo vốn chịu ảnh hưởng từ phong kiến phương Bắc để giữ quan hệ hòa hiếu
B. Duy trì trật tự xã hội để dễ bề cai trị và góp phần giữ vững kỉ cương phép nước
C. Nhằm tập hợp cộng đồng dân cư trong làng xã
D. Hạn chế các cuộc đấu tranh của nhân dân
Câu 13:
Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ X – XV?
A. Các triều đại phong kiến quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp
B. Triều đình thành lập các quan xưởng chuyên lo việc đúng tiền, rèn vũ khí
C. Thời Lê, Thăng Long có 36 phố phường
D. Thời Lê, nhà nước khuyến khích ngoại thương phát triển
Câu 14:
Nền giáo dục phong kiến Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời nào?
A. Nhà Trần
B. Nhà Lý
C. Nhà Lê sơ
D. Nhà Nguyễn
Câu 15:
Nho giáo ở nước ta phát triển nhất dưới triều vua
A. Lý Thánh Tông
B. Trần Thánh Tông
C. Lê Thánh Tông
D. Mạc Đăng Doanh
Câu 16:
Sự ra đời của nền giáo dục dân tộc được đánh dấu bằng sự kiện
A. hoàn chỉnh các kì thi năm 1396
B. dựng bia tiến sĩ năm 1484
C. tổ chức khoa thi đầu tiên năm 1075
D. lập Văn miếu năm 1070
Câu 1:
Giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của nền văn minh Đại Việt là
A. thế kỉ X
B. thế kỉ XI – XV
C. thế kỉ XV – XVII
D. thế kỉ XVIII
Câu 2:
Nhà văn hóa tiêu biểu nhất của nền văn minh Đại Việt trong các thế kỉ X - XV là
A. Chu Văn An
B. Nguyễn Trãi
C. Trương Hán Siêu
D. Cao Bá Quát
Câu 3:
Cuộc cải cách hành chính lớn trong lịch sử dân tộc thế kỉ X - XV được tiến hành dưới thời
A. Lý Thái Tổ
B. Trần Thái Tông
C. Lê Thánh Tông
D. Quang Trung
Câu 4:
“An Nam tứ đại khí” chính là
A. những công trình Phật giáo được xây dựng khắp mọi nơi thời Lý – Trần
B. bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hóa thời Lý – Trần
C. bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hóa thời Đinh - Tiền Lê
D. bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hóa thời Lê sơ
Câu 5:
“An Nam tứ đại khí” bao gồm
A. vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền
B. vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chùa Một Cột
C. vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Bình Sơn, chuông Quy Điền
D. vạc Phổ Minh, tượng phật A Di Đà, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền
Câu 6:
Người được coi là ông tổ của ngành sử học Việt Nam là
A. Ngô Sĩ Liên
B. Lê Văn Hưu
C. Trần Quốc Tuấn
D. Nguyễn Trãi
Câu 7:
Nền văn minh Đại Việt chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa
A. Trung Hoa
B. Ấn Độ
C. Champa
D. Nhật Bản
Câu 8:
Chữ Nôm là
A. sự tổng hợp của các chữ viết du nhập nước ta
B. chữ viết dân tộc được cải biến từ chữ Hán
C. sự pha trộn giữa chữ Hán của Trung Hoa và chữ Phạn của Ấn Độ
D. chữ viết do nhân dân ta sáng tạo, không dựa vào nguồn chữ nào
Câu 9:
Chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XVI
B. Đầu thế kỉ XVII
C. Đầu thế kỉ XVIII
D. Giữa thế kỉ XVIII
Câu 10:
Trong thời kì đất nước bị chia cắt (từ nửa đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII), tồn tại các chính quyền là
A. vua Lê, chúa Trịnh
B. vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn
C. Nam triều – Bắc triều; vua Lê - chúa Trịnh và chúa Nguyễn
D. vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn và Tây Sơn
Câu 11:
Đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước sau gần hai thế kỉ bị chia cắt là
A. vua Lê - chúa Trịnh
B. vhúa Nguyễn
C. phong trào Tây Sơn
D. nhà Nguyễn
Câu 12:
Lãnh thổ Việt Nam được mở rộng và hoàn chỉnh như ngày nay từ triều đại nào?
A. Lý – Trần
B. Lê sơ
C. Nguyễn
D. Tây Sơn
Câu 13:
Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX, dân tộc ta đã bao nhiêu lần phải đương đầu với giặc xâm lược ?
A. 3 lần
B. 4 lần
C. 6 lần
D. 8 lần
Câu 14:
Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần và trở thành bài học quan trọng bậc nhất trong công cuộc dựng nước và giữ nước là
A. tinh thần tích cực, chủ động chuẩn bị đối phó với giặc
B. “biết lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh”
C. việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
D. thực hiện chủ trương “vườn không, nhà trống”
Câu 15:
Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX?
A. Chủ yếu là chống lại sự xâm lược của các triều địa phong kiến phương Bắc
B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù
C. Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc
D. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật
Câu 1:
Các quốc gia cổ đại đầu tiên trên thế giới được hình thành ở
A. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Mĩ.
B. vùng ven biển Địa Trung Hải.
C. lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.
D. lưu vực các dòng sông lớn ở ven biển Địa Trung Hải.
Câu 2:
Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.
B. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
C. Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.
D. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.
Câu 3:
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành vào khoảng thời gian nào?
A. Khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN.
B. Khoảng thiên niên kỉ IV - III SCN.
C. Khoảng thiên niên kỉ III - II TCN.
D. Khoảng thiên niên kỉ II - III SCN.
Câu 4:
Các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các sông lớn vì
A. đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thủy.
B. điều kiện tự nhiên ở đây thuận lợi, đất đai màu mỡ.
C. cư dân ở đây sớm phát hiện ra công cụ bằng kim loại.
D. khí hậu nóng ẩm nên con người dễ thích nghi.
Câu 5:
Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là
A. công cụ bằng nhựa, gốm sứ.
B. công cụ bằng sắt, thép.
C. công cụ bằng đá, tre, gỗ và đồng thau.
D. công cụ bằng nhựa, sắt.
Câu 6:
Cư dân cổ đại phương Đông sinh sống bằng nghề gì?
A. Trồng trọt, chăn nuôi.
B. Thương nghiệp.
C. Thủ công nghiệp.
D. Nông nghiệp và những nghề bổ trợ.
Câu 7:
Cư dân cổ đại phương Đông vẫn lấy nghề gốc là
A. nông nghiệp.
B. dịch vụ.
C. buôn bán.
D. thủ công nghiệp.
Câu 8:
Điều kiện tự nhiên và phương thức sản xuất đã gắn bó cư dân cổ đại phương Đông trong công việc
A. sản xuất nông nghiệp, trị thủy.
B. chăn nuôi đại gia súc.
C. buôn bán đường biển.
D. sản xuất thủ công nghiệp.
Câu 9:
Quốc gia cổ đại phương Đông ra đời sớm nhất là
A. Ai Cập.
B. Hi Lạp.
C. Ấn Độ.
D. Trung Quốc.
Câu 10:
Hãy sắp xếp các quốc gia sau theo trình tự thời gian xuất hiện:
1. Trung Quốc;
2. Ai Cập;
3. Ấn Độ;
4. Lưỡng Hà.
A. 1, 2, 4, 3.
B. 2, 4, 3, 1.
C. 2, 4, 1, 3.
D. 2, 3, 4, 1.
Câu 11:
Hãy kết nối nội dung ở cột bên trái với cột bên phải cho phù hợp về sự hình thành các quốc gia cổ đại ở phương Đông.
1. Sông Nin 2. Hoàng Hà, Trường Giang 3. Sông Tigơrơ và Ơphơrát 4. Sông Ấn, sông Hằng |
A, Ấn Độ B, Lưỡng Hà C, Ai Cập D, Trung Quốc |
A. 1 – d, 2 – c, 3 – b, 4 – a.
B. 1 – c, 2 – d, 3 – d, 4 – a.
C. 1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d.
D. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d.
Câu 12:
Ở Ai Cập cổ đại, khoảng giữa thiên niên kỉ IV TCN, cư dân đã sinh sống tập trung theo từng
A. thị tộc.
B. bộ lạc.
C. công xã.
D. nôm.
Câu 13:
Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên cơ sở
A. sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp.
B. tác động từ quá trình giao lưu, trao đổi buôn bán với Ấn Độ.
C. tác động từ quá trình giao lưu, trao đổi buôn bán với Trung Quốc.
D. sự tan rã của công xã nguyên thủy và nhu cầu trị thủy.
Câu 14:
Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. chủ nô và nô lệ.
B. công nhân và nông dân.
C. tăng lữ Giáo hội và nô lệ.
D. quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.
Câu 15:
Đối tượng nào dưới đây không thuộc tầng lớp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Quý tộc, quan lại.
B. Tăng lữ.
C. Chủ ruộng đất.
D. Thương nhân.
Câu 16:
Nội dung nào không phản ánh đặc điểm của nô lệ ở phương Đông cổ đại?
A. Là tù binh chiến tranh hay những nông dân công xã không trả được nợ.
B. Chuyên làm những việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.
C. Là lực lượng sản xuất chính tạo ra mọi của cải vật chất trong xã hội.
D. Không phải là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.
Câu 17:
Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. nông dân công xã.
B. nô lệ.
C. thợ thủ công.
D. thương nhân.
Câu 1:
Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết, hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. nhu cầu đoàn kết với nhau để trị thủy.
B. nhu cầu phát triển nền sản xuất công nghiệp.
C. nhu cầu phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa.
D. nhu cầu xây dựng các công trình, lăng tẩm lớn.
Câu 2:
Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của
A. nhà nước độc tài quân sự.
B. nhà nước dân chủ chủ nô.
C. nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
D. nhà nước cộng hòa quý tộc.
Câu 3:
Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của nhà vua ở phương Đông cổ đại?
A. Đại diện cho thần thánh dưới trần gian.
B. Đứng đầu đất nước nhưng không nắm quyền hành.
C. Người chủ tối cao của đất nước.
D. Là chỉ huy quân sự và thẩm phán tối cao.
Câu 4:
Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, giúp việc cho vua là
A. Đại hội nhân dân.
B. Viện Nguyên lão.
C. bộ máy hành chính quan liêu.
D. Hội đồng 10 tướng lĩnh.
Câu 5:
Ở phương Đông cổ đại, bộ máy giúp việc cho vua phụ trách rất nhiều công việc, ngoại trừ việc
A. thu thuế.
B. chỉ đạo xây dựng.
C. chỉ huy quân đội.
D. phê duyệt tất cả các chính sách.
Câu 6:
Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông?
A. Xuất hiện đầu tiên trong lịch sử.
B. Do vua đứng đầu có quyền lực tối cao.
C. Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu.
D. Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống.
Câu 7:
Đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Hammurabi (Lưỡng Hà):
“Trẫm, một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu, làm cho Trẫm giống như thần Samat, soi đến dân đen, tỏa ánh sáng khắp mặt đất”
Hãy cho biết đoạn tư liệu trên nói lên điều gì?
A. Nhà nước hình thành để cai quản xã hội theo luật pháp.
B. Nhà nước hình thành trên cơ sở nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi.
C. Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền.
D. Nhà vua cai trị đất nước theo luật pháp tiến bộ.
Câu 8:
Tại sao gọi chế độ nhà nước ở phương Đông cổ đại là chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại?
A. Không có vua đứng đầu, quyền lực thuộc về nhân dân.
B. Đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực tối cao.
C. Tể tướng là người đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành.
D. Đứng đầu đất nước là vua nhưng không nắm quyền lực.
Câu 9:
Thiên văn học và lịch sơ khai ra đời sớm ở các quốc gia cổ đại phương Đông là do nhu cầu
A. cúng tế các vị thần linh.
B. phục vụ việc buôn bán bằng đường biển.
C. sản xuất nông nghiệp.
D. tìm hiểu vũ trụ, thế giới của con người.
Câu 10:
Lịch do người phương Đông tạo ra gọi là
A. Dương lịch.
B. Công lịch.
C. nông lịch.
D. Âm Dương lịch.
Câu 11:
Người phương Đông cổ đại đã sáng tạo ra nhiều loại chữ, ngoại trừ
A. chữ tượng hình.
B. chữ tượng ý.
C. hệ chữ cái La-tinh.
D. chữ hình nêm.
Câu 12:
Điểm hạn chế của chữ viết của người phương Đông cổ đại là gì?
A. Chữ có quá nhiều hình, nét, kí hiệu nên khả năng phổ biến bị hạn chế.
B. Số lượng chữ quá ít nên khó có thể diễn đạt các khái niệm trừu tượng.
C. Không được phổ biến do số lượng chữ cái ít, kí hiệu đường nét không ổn định.
D. Chỉ để biên soạn các bộ kinh, không có khả năng ứng dụng trong thực tế.
Câu 13:
Nội dung nào không phản ánh đúng nhu cầu dẫn đến sự sáng tạo toán học của người phương Đông?
A. Tính toán lại diện tích ruộng đất sau mỗi mùa nước ngập.
B. Tính toán trong xây dựng.
C. Tính toán các khoản nợ nần.
D. Tính toán lỗ lãi trong buôn bán nô lệ.
Câu 14:
Chữ số A rập, kể cả số 0 được dùng ngày nay, là thành tựu của
A. người Ai Cập cổ đại.
B. người Lưỡng Hà.
C. người La Mã cổ đại.
D. người Ấn Độ cổ đại.
Câu 15:
Kim tự tháp là thành tựu kiến trúc của cư dân
A. Ai Cập cổ đại.
B. Trung Quốc cổ đại.
C. Ấn Độ cổ đại.
D. Lưỡng Hà cổ đại.
Câu 16:
Nhận xét nào dưới đây không đúng khi nói về nền văn hóa cổ đại phương Đông?
A. Là cái nôi của nền văn minh nhân loại.
B. Có nhiều đóng góp cho nhân loại về chữ viết và toán học.
C. Chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa cổ đại phương Tây.
D. Thể hiện rõ tính tập quyền của nhà nước cổ đại phương Đông.
Câu 17:
Vì sao trong các bộ luật nhà nước cổ đại phương Đông có nhiều điều khoản liên quan đến công tác thủy lợi và quy định hình phạt rất nặng đối với những ai vi phạm đến các điều khoản này?
A. Người phương Đông cổ đại rất coi trọng công tác thủy lợi.
B. Nhằm đảm bảo công tác tưới tiêu cho ruộng đồng.
C. Nghề nông là nghề gốc nên cần quan tâm đến công tác thủy lợi.
D. Công tác trị thủy và thủy lợi là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển quốc gia.
......................................................................
......................................................................
......................................................................