Top 100 câu hỏi trắc nghiệm quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)(mới nhất)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Top 100 câu hỏi trắc nghiệm quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)(mới nhất) có lời giải chi tiết giúp học sinh 10 biết cách làm bài tập & ôn luyện trắc nghiệm môn Lịch sử.
Top 100 câu hỏi trắc nghiệm quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)(mới nhất)
Câu 1:
Quốc hiệu Đại Cồ Việt được đặt vào năm nào?
A. Năm 939
B. Năm 965
C. Năm 968
D. Năm 980
Câu 2:
Trấn là đơn vị hành chính được đặt ra đầu tiên dưới triều đại nào?
A. Tiền Lê
B. Lý
C. Trần
D. Hồ
Câu 3:
Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua
A. Lý Thái Tổ
B. Lê Thái Tổ
C. Trần Thánh Tông
D. Lê Thánh Tông
Câu 4:
Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh – Tiền Lê gồm
A. sáu bộ: Binh, Hình, Công, Hộ, Lại, Lễ
B. hai ban: Văn ban và Võ ban
C. ba ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban
D. Vua, Lạc hầu, Lạc tướng và Bồ chính
Câu 5:
Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV được xây dựng theo thể chế
A. dân chủ chủ nô
B. cộng hòa đại nghị
C. quân chủ lập hiến
D. quân chủ chuyên chế
Câu 6:
Thể chế quân chủ chuyên chế là thể chế
A. do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao, trực tiếp điều hành và giải quyết mọi việc trọng đại của quốc gia
B. do vua và các tướng lĩnh quân sự cùng điều hành quản lí đất nước
C. có quyền lực tập trung trong tay một nhóm quý tộc cao cấp
D. tầng lớp tăng lữ nắm vai trò quyết định trong các vấn đề chính trị và quân sự
Câu 7:
Nước ta bắt đầu đặt quan hệ với Champa để củng cố các vùng biên giới của đất nước từ
A. triều Trần – Trần Thái Tông
B. triều Tiền Lê – Lê Đại Hành
C. triều Đinh – Đinh Tiên Hoàng
D. triều Lý – Lý Thái Tổ
Câu 8:
Quốc hiệu Đại Việt có từ đời vua
A. Lý Thái Tổ
B. Lý Thái Tông
C. Lý Thánh Tông
D. Lý Nhân Tông
Câu 9:
Bộ Luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?
A. Hình Luật
B. Quốc triều hình luật
C. Hình thư
D. Hoàng Việt luật lệ
Câu 10:
Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành dưới triều đại nào?
A. Triều Lý
B. Triều Trần
C. Triều Lê sơ
D. Triều Nguyễn
Câu 11:
Bộ luật nào được biên soạn đầy đủ nhất, có nội dung tiến bộ nhất thời phong kiến ở Việt Nam thế kỉ X - XV?
A. Hình thư
B. Hình luật
C. Quốc triều hình luật
D. Hoàng Việt luật lệ
Câu 12:
Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là gì?
A. Bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo
B. Bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị
C. Bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc
D. Bảo vệ tài sản và tính mạng của nông dân làng xã
Câu 13:
Trong các thế kỉ XI – XV, quân đội được tổ chức thành
A. hai bộ phận: quân bảo vệ vua và quân bảo vệ đất nước
B. ba bộ phận: quân bảo vệ vua, quân bảo vệ cung thành và quân bảo vệ quý tộc, địa chủ
C. hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua, kinh thành và quân chính quy bảo vệ đất nước
D. một bộ phận: quân chính quy đảm nhiệm hai nhiệm vụ là bảo vệ kinh thành và bảo vệ đất nước
Câu 14:
Trong các thế kỉ X – XV, quân đội được tuyển theo chế độ
A. ngụ binh ư nông
B. nghĩa vụ quân sự
C. lao dịch
D. trưng binh
Câu 15:
Người có công dẹp “loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước là
A. Đinh Bộ Lĩnh
B. Đinh Công Trứ
C. Đinh Điền
D. Ngô Xương Ngập
Câu 16:
Người xưng Vương, xây dựng chính quyền mới và đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội) năm 939 là
A. Ngô Quyền
B. Đinh Tiên Hoàng
C. Lê Hoàn
D. Lý Công Uẩn
Câu 17:
Người lên ngôi Hoàng đế năm 968 và lập ra triều Đinh là
A. Ngô Quyền
B. Đinh Bộ Lĩnh
C. Đinh Liễn
D. Lê Hoàn
Câu 18:
Người hạ Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (1010) là
A. Ngô Quyền
B. Đinh Tiên Hoàng
C. Lê Hoàn
D. Lý Công Uẩn
Câu 19:
Vị vua đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư là
A. Ngô Quyền
B. Đinh Tiên Hoàng
C. Lê Hoàn
D. Lý Công Uẩn
Câu 20:
Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, triều đại có tới hai vị vua trị vì đất nước cùng lúc là
A. nhà Trần
B. nhà Lê
C. nhà Đinh
D. nhà Lý
Câu 21:
Nhà Lê được thành lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
A. Hương Khê
B. Bãi Sậy
C. Lam Sơn
D. Tây Sơn
Câu 22:
Người tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn vào những năm 60 của thế kỉ XV là
A. Lê Thái Tổ
B. Lê Thánh Tông
C. Lê Nhân Tông
D. Lê Thái Tông
Câu 23:
Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách?
A. Lộ, phủ, huyện, châu, xã
B. Lộ, trấn, phủ, châu, xã
C. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã
D. Đạo, phủ, châu, hương, giáp
Câu 24:
Phương thức tuyển chọn quan lại chủ yếu dưới thời Lê sơ là
A. giáo dục thi cử
B. kế thừa ông cha
C. tiến cử
D. bảo cử
Câu 25:
Nội dung nào không phản ánh đúng hoạt động đối nội của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV?
A. Coi trọng đến việc bảo vệ an ninh đất nước
B. Thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc
C. Cho phép các tù trưởng miền núi lập thành vùng tự trị
D. Chăm lo đến đời sống nhân dân
Câu 26:
Nội dung nào không phản ánh chính xác hoạt động đối ngoại của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV?
A. Thực hiện cống nạp với các triều đại phương Bắc, nhưng vẫn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ
B. Thần phục các triều đại phương Bắc và các nước láng giềng
C. Giữ mối quan hệ hòa hiếu, thân thiện với các nước láng giềng
D. Khi bị xâm lược hoặc bị xâm phạm biên giới thì sẵn sàng tổ chức kháng chiến bảo vệ Tổ quốc