Trắc nghiệm Cấu tạo chất - Thuyết động học phân tử chất khí có đáp án năm 2021 (phần 2)
Trắc nghiệm Cấu tạo chất - Thuyết động học phân tử chất khí có đáp án năm 2021 (phần 2)
Với bài tập trắc nghiệm Cấu tạo chất - Thuyết động học phân tử chất khí có đáp án năm 2021 (phần 2) sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí lớp 10.
Lưu trữ: Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 28: Cấu tạo chất - Thuyết động học phân tử chất khí (sách cũ)
Câu 1: Biết khối lượng của một mol nước là 18 g, và 1 mol có NA = 6,02.1023 phân tử. Số phân tử trong 2 gam nước là
A. 3,24.1024 phân tử.
B. 6,68.1022 phân tử.
C. 1,8.1020 phân tử.
D. 4.1021 phân tử.
Chọn B
1 mol nước có khối lượng là 18 g và chứa 6,02.1023 phân tử.
Câu 2: Biết khối lượng của 1 mol không khí ôxi là 32 g. 4 g khí ôxi là khối lượng cảu bao nhiêu mol khí ôxi?
A. 0,125 mol.
B. 0,25 mol.
C. 1 mol.
D. 2 mol.
Chọn A
Câu 3: Ở nhiệt độ 0oC và áp suất 760 mmHg, 22,4 lít khí ôxi chứa 6,02.1023 phân tử ôxi. Coi phân tử ôxi như một quả cầu có bán kính r = 10-10m. Thể tích riêng của các phân tử khí ôxi nhỏ hơn thể tích bình chứa
A. 8,9.103 lần.
B. 8,9 lần.
C. 22,4.103 lần.
D. 22,4.1023 lần.
Chọn A.
Thể tích của bình chứa là
V = 22,4 ℓ = 22,4.10-3 m3.
Thể tích của 1 phân tử ôxi bằng
Thể tích riêng của các phân tử ôxi bằng
Thể tích riêng của các phân tử ôxi nhỏ hơn thể tích bình chứa
Câu 4: Biết khối lượng của 1 mol nước là μ = 18.10-3kg và 1 mol có NA = 6,02.1023 phân tử. Biết khối lượng riêng của nước là ρ = 103 kg/m3. Số phân tử có trong 300 cm3 là
A. 6,7.1024 phân tử.
B. 10,03.1024 phân tử.
C. 6,7.1023 phân tử.
D. 10,03.1023 phân tử.
Chọn B.
Trong 1 mol khí có NA = 6,02.1023 nguyên tử (hoặc phân tử).
Khối lượng của nước là m = ρV
Khối lượng của 1 phân tử nước là m0 = μ/NA.
Số phân tử nước bằng:
Câu 5: Một lượng khí có khối lượng là 30 kg và chứa 11,28.1026 phân tử. Phân tử khí này gồm các nguyên tử hiđrô và cacbon. Biết 1 mol khí có NA = 6,02.1023 phân tử. Khối lượng của các nguyển tử cacbon và hiđrô trong khí này là
A. mC = 2.10-26 kg ; mH = 0,66.10-26 kg.
B. mC = 4.10-26 kg ; mH = 1,32.10-26 kg.
C. mC = 2.10-6 kg ; mH = 0,66.10-6 kg.
D. mC = 4.10-6 kg ; mH = 1,32.10-6 kg.
Chọn A.
Trong khi có hiđrô và cacbon, chí CH4 có μ = (12 + 4).10-3 kg/mol
Vì thế, khí đã cho là CH4. Khối lượng của 1 phân tử khí CH4 là
Khối lượng của nguyên tử hiđrô là:
Khối lượng của nguyên tử cacbon là:
Câu 6: Câu nào sau đây nói về chuyển động của phân tử là không đúng?
A. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra
B. Các phân tử chuyển động không ngừng.
C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
D. Các phân tử khí không dao động quanh vị trí cân bằng.
Chọn A
Câu 7: Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?
A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.
B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
Chọn C.
Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thù lực hút mạnh hơn đẩy.
Câu 8: Câu nào sau đây nói về các phân tử khí lí tưởng là không đúng?
A. Có thể tích riêng không đáng kể.
B. Có lực tương tác không đáng kể.
C. Có khối lượng không đáng kể.
D. Có khối lượng đáng kể.
Chọn C.
Các phân tử khí lí tưởng luôn có khối lượng nên không thể bỏ qua được.
Câu 9: Tìm câu sai.
A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua
B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử có thể bỏ qua
C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
D. Khí lí tưởng gây áp suất lên thành bình.
Chọn B.
Chất khí lí tưởng là chất khí trong đó các phân tử được coi là chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm với nhau, gây áp suất lên thành bình.
Thể tích của các phân tử có thể bỏ qua nhưng khối lượng của các phân tử không thể bỏ qua.
Câu 10: Tìm câu sai.
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng gọi là nguyên tử, phân tử.
B. Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng không có khoảng cách.
C. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng và thể khí.
D. Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.
Chọn B.
Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng luôn có khoảng cách.