X

200 bài văn mẫu lớp 3

Kể về lễ hội Đền Hùng năm 2023


Kể về lễ hội Đền Hùng năm 2023

Bài văn Kể về lễ hội Đền Hùng gồm dàn ý chi tiết, 3 bài văn mẫu được tuyển chọn từ các bài văn đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài viết Tập làm văn lớp 3.

Kể về lễ hội Đền Hùng năm 2023 - Văn mẫu lớp 3

Đề bài:Kể về lễ hội Đền Hùng.

Dàn ý Kể về lễ hội Đền Hùng

1. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về lễ hội quê hương em mà em định kể

- Ấn tượng của em về lễ hội đó.

2. Thân bài

- Giới thiệu tên lễ hội :lễ hội đền Hùng

- Thời gian diễn ra lễ hội, tổ chức hàng năm hay mấy năm một lần?

- Địa điểm diễn ra lễ hội (sân đình, bãi cỏ, sông nước...).

- Các công việc chuẩn bị cho lễ hội:

  • Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn
  • Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người…)
  • Chuẩn bị về địa điểm

- Lễ hội bắt đầu bằng hoạt động gì? (tuyên bố lý do, các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội...)

- Những hoạt động diễn ra trong suốt lễ hội (rước kiệu, dâng hương lễ vật, các trò vui chơi...)

3. Kết bài

- Cảm xúc của em khi được tham dự lễ hội.

Kể về lễ hội Đền Hùng - mẫu 1

Hàng năm cứ đến ngày mùng 10/3 âm lịch là quê em lại diễn ra một lễ hội lớn, đó chính là lễ hội Đền Hùng. Trong không khí trang nghiêm những người dân từ khắp miền trên tổ quốc đã kéo về Đền Hùng để thắp hương cho các Vua Hùng thể hiện tấm lòng thành kính của mình. Buổi lễ hội đã để lại cho em những ấn tượng không thể nào quên.

Theo tuyến đường quốc lộ số 2 đi từ Việt Trì lên phải đi qua khu vực Bạch Hạc, rồi vào tới thành phố Việt Trì rồi tới Đền Hùng. Một vùng trung du với những ngọn núi cao, xanh ngút ngàn vô cùng hùng vĩ. Theo truyền thuyết xưa kia để lại có những đàn voi quy phục quay đầu về đất tổ.

Lễ hội Đền Hùng bao gồm những hoạt động nghệ thuật, văn hóa, những nghi thức truyền thống, hoạt động mang tính chất văn hóa dân gian như rước kiệu dân vua, dâng hương. Trong đó, có nghi thức dâng hương, người dân vùng Phú Thọ làm một chiếc bánh chưng và bánh giầy vô cùng lớn để dâng lên Vua cha của mình, thể hiện tấm lòng thành kính.

Đám rước kiệu được xuất phát từ chân núi rồi tới tất cả các Đền từ Đền Thượng tới Đền Trung, Đền Hạ và cuối cùng là Đền Giếng. Đó là một nghi thức dâng hương rước kiệu vô cùng tưng bừng với những tiếng trống, tiếng chiêng, rồi những người nam thanh nữ tú trong bộ quần áo tứ thân đầu đội khăn vấn hoa, hát những bài hát Xoan mang giai điệu cổ truyền dân tộc. Đi kèm đám rước kiệu là vô cùng nhiều cờ hoa võng lọng, đoàn người đi theo khuôn mặt ai cũng tưng bừng, náo nức, hò reo trong niềm vui khôn tả.

Dưới những đám lá xanh vô cùng xum xuê là những cây cổ thụ lâu năm, như cây mỡ, cây trò và âm thanh bay bổng của tiếng trống đồng Đông Sơn của dân tộc Việt Nam. Những tiếng trống vang lên như nhắc người dân chúng ta nhớ về một thời dựng nước đầy khó nhọc của các cha ông ta. Những trò chơi dân gian được tổ chức và lôi kéo nhiều người tham gia, khiến cho không khí lễ hội càng trở nên tưng bừng thiêng liêng hơn bao giờ hết.

Hay lắm đó

Kể về lễ hội Đền Hùng - mẫu 2

Em rất tự hào về lễ hội Đền Hùng tại Phú Thọ quê em. Dọc con đường trải dài hàng km, hàng nghìn người nghẹn ngào xúc động, từ từ hành hương về phía đền chính. Các cụ, các bà khăn đóng, áo dài, các anh, các chị đua nhau mặc những bộ quần áo nẹp đỏ thời xưa rước kiệu từ các nơi về đền chính. Trời tháng ba mát mẻ. Nắng cuối xuân chiếu xuống cây cối um tùm. Rừng sơn, rừng cọ sum suê, xanh mướt. Núi Ngũ Lĩnh trông thật hùng vĩ và uy nghi khác thường. Đi theo kiệu sơn son thếp vàng là đoàn người chiêng trống vang vang. Cổng đền Hùng ở chân núi phía tây. Muốn thăm các đền phải leo rất cao, cả thảy 495 bậc đá ong, uốn lượn theo triền núi. Đền Hùng có mấy bậc cấp, dưới cùng là đền có hai cái giếng. Tương truyền là giếng tắm của công chúa con vua đời thứ 18. Lên cao nữa là đền Hạ. Theo cô thuyết minh, đây là nơi bà Âu Cơ sinh trăm con trai, chia nhau làm chủ các vùng. Người con cả ở lại thành Hùng Vương. Lên cao gần 200 bậc nữa thì đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng với Lạc Hầu, Lạc Tướng bàn việc nước hệ trọng. Đến đời Hùng Vương thứ 6 còn thờ Phù Đổng nữa.

Đi hết các đền ở dưới, đi tiếp khoảng hơn 100 bậc nữa là tới núi Hùng, nơi thờ trời đất…. Nên người ta sắm lễ bánh chưng, bánh giầy, xôi, gà, hoa quả để làm lễ vật dâng lên thành tâm tưởng nhớ vể tổ tiên. Nhũng người đi thăm đất tổ đều chung một mong muốn là để nhớ về cội nguồn, dâng lên tổ tiên tấm lòng thành kính của mình bằng nén hương, lễ vật. Theo tục lệ, bất cứ ai, dù theo đạo Phật, đạo Gia Tô, là người Mường hay người Kinh,… đều tới đây với tâm niệm ấy. Bởi vậy, sau lời phát biểu của Bộ trưởng Bộ Văn hóa nói về ý nghĩa nguồn dân tộc. Sau giờ phút trang nghiêm thành kính của con cháu trước tổ tiên, các cuộc vui mở ra nhiều hình, lắm vẻ. Các cô gái Mường lấy chầy như cây gậy sơn xanh đỏ, gõ xuống mặt trống xen lẫn với đoàn người đánh chiêng, cồng theo nhịp điệu lạ tai. Lại có cả đám nam, nữ thanh niên lấy chầy gõ xuống cái máng gỗ nhịp nhàng. Rồi múa lân, múa sư tử, nhảy sạp…

Được về dự ngày giỗ tổ, cha mẹ em cũng như mọi người, nét mặt ai cũng rạng rỡ, vui vẻ khi nhớ lại những câu chuyện về cái thời “xã tắc vững bền, vua tôi hòa thuận”, và còn bao nhiêu truyền thuyết thú vị nữa, không sao nhớ hết. Sau phần lễ, các trò chơi được mở ra rất vui nhộn và hấp dẫn. Buổi tối, pháo hoa rực rỡ in trên bầu trời.

Ra về nhưng những hình ảnh về buổi lễ vẫn còn nguyên trong tâm trí em. Các vua Hùng đã có công lao rất lớn đối với dân tộc, em tự hứa với lòng mình, sẽ học tập tốt để đền đáp công ơn của tổ tiên, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Kể về lễ hội Đền Hùng - mẫu 3

Ở quê hương đất Tổ của em có một lễ hội lớn lắm, đó là Lễ Hội Đền Hùng (Giỗ tổ Hùng Vương) được tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hàng năm. Mọi người đều biết câu ca dao:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba.

Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn, để tưởng nhớ các vua Hùng, những người đã có công dựng nước. Nó đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt chúng ta. Hàng năm, hội Đền Hùng được tổ chức long trọng với sự “hành hương trở về cội nguồn dân tộc” của các địa phương trên cả nước về đất Tổ Phú Thọ. Lễ hội được diễn ra tại địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, thu hút rất nhiều người dân trên cả nước về tụ hội.

Lễ hội bắt đầu từ ngày mông 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Trước hết đó là phần lễ, với các nghi thức được tổ chức một cách trang trọng như dâng hương, dâng lễ vật từ các địa phương tưởng nhớ 18 vị vua Hùng và công lao của các ngài. Năm nào cũng vậy, trong lễ hội Đền Hùng đều có tổ chức cuộc thi kiệu của các làng chung quanh. Chính bởi những lễ rước kiệu này mà không khí lễ hội trở nên náo nhiệt và đông vui hơn. Trẻ con thích thú hò hét chạy theo đoàn người ăn mặc đẹp đẽ rước kiệu. Mỗi làng đều cố gắng bỏ công sức và tiền bạc để tạo ra những chiếc kiệu đẹp nhất bởi người dân tin rằng, nếu kiệu của làng nào giành được giải tức là họ đã được các vua Hùng tin tưởng và phù hộ.

Phần hội với rất nhiều trò chơi dân gian đặc trưng của địa phương em như chơi đu, đấu vật, chọi gà,… Được bố mẹ cho đi hội Đền Hùng thường xuyên nhưng có lẽ phần hát Xoan ở đền Hạ làm em cảm thấy thích nhất. Không khí ở đây vừa mát lại vừa thoáng, được thưởng thức những câu hát mộc mạc, bình dị đậm chất dân tộc thì không gì bằng. Hát Xoan là một trong những di sản của Phú Thọ quê em. Em rất tự hào vì làn điệu dân ca quê hương mình.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 3 chọn lọc, hay khác: