Tìm hiểu và trình bày những quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc
Giải Vật Lí lớp 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Bài 1 trang 14 Vật Lí 10 trong Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí, lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Vật Lí 10.
Bài 1 trang 14 Vật Lí 10: Tìm hiểu và trình bày những quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc liên quan đến phóng xạ.
Lời giải:
Những quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc liên quan đến phóng xạ:
- Giảm thời gian tiếp xúc với phóng xạ:
Để giảm thời gian tiếp xúc, nhân viên phải thạo nghề, thạo việc. Muốn vậy, họ phải luyện tập thao tác rất thành thạo và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu một công việc có tiếp xúc với phóng xạ.
- Tăng khoảng cách từ nguồn tới người làm việc:
Do cường độ bức xạ giảm tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách nên để tăng khoảng cách người ta thường dùng các biện pháp như: sử dụng cặp dài, các thiết bị thao tác từ xa. Trong những cơ sở đặc biệt có nguồn phóng xạ hoạt tính cao thường dùng người máy hoặc các thiết bị có khả năng điều khiển tự động.
- Che chắn phóng xạ:
Khi không thể kéo dài khoảng cách hơn nữa hoặc chỉ biện pháp dùng khoảng cách không đủ, người ta dùng các tấm chắn để hạn chế bị chiếu xạ. Nguyên liệu dùng để che chắn: với tia X và tia gamma, nguyên liệu che chắn tốt nhất là chì. Với bức xạ beta có thể dùng thuỷ tinh thường, thuỷ tinh hữu cơ pha chì, chất dẻo, nhôm. Suất liều và các dạng bức xạ quyết định việc lựa chọn nguyên liệu và chiều dày lớp che chắn.
- Văn phòng, nơi làm việc của nhân viên. Dùng vật liệu đặc biệt để bảo vệ trong các phòng làm việc với các chất phóng xạ: Chiều dày của tường, sàn, trần nhà, cửa ra vào phòng phải được tính toán để che chắn bức xạ nhằm đảm bảo giữ liều chiếu ở mức giới hạn. Tường không gồ ghề, sàn nhà cần phải nhẵn, phủ một lớp không thấm nước, dễ tẩy xạ. Nước đầy đủ, hệ thống thải tốt, xử lý chất thải. Mặt bàn phải làm từ vật liệu không hấp thụ chất phóng xạ, bằng phẳng, không có vết rạn, kẽ nứt, dễ tẩy xạ. Tốt nhất là dùng thép không rỉ, kính, gạch sứ, men, nhựa PE cũng là những vật liệu tốt.
- Xử lý chất thải phóng xạ:
+ Các chất thải rắn như kim tiêm, các đồ thủy tinh vỡ được thu gom trong các bao bì bằng chất dẻo, bao bì này đặt trong thùng bằng kim loại, thùng được đóng mở bằmg chân. Hàng ngày bao bì được đưa vào vị trí có che chắn và bảo vệ chờ phân rã phóng xạ đến mức nhỏ hơn quy định mới đưa ra môi trường như rác thải thông thường.
+ Chất thải lỏng như các dung dịch DCPX thừa, nước ngâm rửa dụng cụ, chất thải của bệnh nhân dùng DCPX (phân, nước tiểu, đờm...) phải được thu gom cho chảy vào một trong 2 bể ngầm không thông nhau có độ kín cần thiết để chất lỏng không thấm ra ngoài, đủ che chắn bức xạ theo quy định, có mái che mưa, dung tích đủ cho phép lưu giữ chất thải lỏng trong thời gian cần thiết.
- Các biện pháp bảo vệ cá nhân:
+ Khi làm việc với phóng xạ phải sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như quần áo phòng hộ, mũ, găng tay, áo chì, tạp dề chì cho phù hợp với từng loại công việc. Có biện pháp bảo vệ các cơ quan nhạy cảm với phóng xạ.
+ Không dùng mồm hút pipet phóng xạ.
+ Không hút thuốc, ăn uống, trang điểm trong phòng làm việc nơi có chứa phóng xạ.
+ Trước khi ra khỏi nơi làm việc với phóng xạ, phải kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ ở tay, quần áo. Người bị nhiễm bẩn phóng xạ phải tẩy xạ theo quy định.
+ Tẩy xạ cá nhân và tẩy xạ môi trường.
+ Kiểm tra sức khoẻ định kỳ