Hình 3.3 giới thiệu nhiệt độ của một số sự vật hiện tượng quá trình


Hình 3.3 giới thiệu nhiệt độ của một số sự vật, hiện tượng, quá trình.

Giải Vật Lí 12 Bài 3: Nhiệt độ. Thang nhiệt độ – nhiệt kế - Kết nối tri thức

Hoạt động trang 17 Vật Lí 12: Hình 3.3 giới thiệu nhiệt độ của một số sự vật, hiện tượng, quá trình.

Hình 3.3 giới thiệu nhiệt độ của một số sự vật hiện tượng quá trình

1. Nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ nào trong hai thang nhiệt độ Celsius và Kelvin?

2. Nêu ý nghĩa của nhiệt độ không tuyệt đối.

3. Hãy dựa vào bảng so sánh hai thang nhiệt độ Celsius và Kelvin ở Hình 3.2 để chứng minh rằng: mỗi độ chia (1°C) trong thang nhiệt độ Celsius có độ lớn bằng 1 độ chia (1 K) trong thang nhiệt độ Kelvin.

Hình 3.3 giới thiệu nhiệt độ của một số sự vật hiện tượng quá trình

4. Chứng minh công thức chuyển nhiệt độ từ thang Celsius sang thang Kelvin và ngược lại:

t (°C) = T (K) - 273,15

T (K) = t (°C) + 273,15.

Lời giải:

1. Nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ -273,15 °C trong thang nhiệt độ Celsius và 0 K trong thang nhiệt độ Kelvin.

2. Ý nghĩa của nhiệt độ không tuyệt đối: Ở thể tích này, thể tích của lượng khí bằng 0, điều này chứng tỏ người ta không thể hạ nhiệt xuống tới -273,15 °C vì thể tích của một lượng khí không thể bằng 0. Bên cạnh đó khi giảm nhiệt độ, thì chuyển động nhiệt cũng giảm theo và khi ở nhiệt độ không tuyệt đối thì chuyển động nhiệt của các phân tử đều dừng lại (động năng của chúng bằng không). Khi đó không có sự va chạm giữa các phân tử và thế năng tương tác giữa các phân tử là tối thiểu.

3. Từ hình vẽ 3.2 có thể thấy trong thang nhiệt độ Celsius có điểm nhiệt độ thấp nhất là -273,15 °C và cao nhất là 100 °C, khoảng cách nhiệt độ là 373,15 °C.

Tương tự ở thang nhiệt độ Kelvin có điểm nhiệt độ thấp nhất là 0 K và cao nhất là 373,15 K, khoảng cách nhiệt độ là 373,15 K.

Từ đó, nếu chia thành các khoảng bằng nhau, mỗi khoảng tương ứng với 1 °C và 1 K thì có thể thấy mỗi độ chia (1°C) trong thang nhiệt độ Celsius có độ lớn bằng 1 độ chia (1K) trong thang nhiệt độ Kelvin.

4) Dựa vào thang nhiệt độ có thể thấy 100 °C ứng với 373,15 K, 0 °C ứng với 273,15 K nên có thể quy đổi được: t (°C) = T (K) - 273,15 hoặc T (K) = t (°C) + 273,15.

Lời giải bài tập Vật lí 12 Bài 3: Nhiệt độ. Thang nhiệt độ – nhiệt kế hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: