Cho A = – (–4x + 3y), B = 4x + 3y, C = 4x – 3y. Khi tính giá trị của biểu thức đó tại x = –1 và y = –2
Giải vở bài tập Toán 7 Bài 1: Biểu thức số. Biểu thức đại số
Câu 3 trang 39 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho A = – (–4x + 3y), B = 4x + 3y, C = 4x – 3y. Khi tính giá trị của biểu thức đó tại x = –1 và y = –2, bạn An cho rằng giá trị của các biểu thức A và B bằng nhau, bạn Bình cho rằng giá trị của các biểu thức A và C bằng nhau. Theo em, bạn nào đúng ? Vì sao ?
Lời giải:
Ta có bảng sau:
Biểu thức đại số |
Biểu thức khi thay x = –1 và y = –2 |
Giá trị của biểu thức |
A = – ( –4x + 3y ) |
A = – [–4. (–1) + 3. (–2 )] |
2 |
B = 4x + 3y |
B = 4. (–1) + 3. (–2 ) |
–10 |
C = 4x – 3y |
C = 4. (–1) – 3. (–2 ) |
2 |
Tức là khi tính giá trị các biểu thức A = – (–4x + 3y ), B = 4x + 3y, C = 4x – 3y tại x = –1 và y = –2 thì A = C = 2 và B = –10.
Vậy bạn Bình đúng.