Sưu tầm thông tin, hình ảnh để viết bài giới thiệu về một loài thực vật/ động vật địa phương độc đáo của châu Phi
Haylamdo xin giới thiệu loạt bài Giải Câu 2 trang 31 VTH địa lí 7 trong Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VTH Địa lí 7
Vở thực hành Địa lí lớp 7 Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi
Câu 2 trang 31 vở thực hành Địa lí lớp 7: Sưu tầm thông tin, hình ảnh để viết bài giới thiệu về một loài thực vật/ động vật địa phương độc đáo của châu Phi
Lời giải:
(*) Tham khảo: Giới thiệu về cây Bao báp
- Tại bất cứ đâu trên mảnh đất Châu Phi, trên những con đường cuộn đỏ bụi đất, trong các làng mạc, trong những khu rừng rộng lớn hay hoang mạc xa xôi không một bóng người, cũng đều có những cây bao báp với những tấm thân chắc nịch, vươn thẳng lên bầu trời không một gợn mây. Những cây bao báp đã trở thành biểu tượng cho sự vươn lên không ngừng của mảnh đất Châu Phi
- Cây bao báp mọc lên từ hạt. Những hạt cây rơi xuống đất, tự tìm cách sống cho riêng mình. Khi mưa đến, hạt bao báp nẩy mầm, vươn lên thành những cây con. Qua mùa khô cằn khắc nghiệt, những cây sống được cứ vươn lên cao mãi, vững chắc với chiếc rễ cắm sâu trong lòng đất. Bao báp thuộc hoa Gạo, là loài cây trữ nước giúp nó tồn tại giữa sa mạc khô cằn. Mỗi cây bao báp có chiều cao trung bình đến 25 m, chiều ngang đến chục vòng tay ôm và dung tích trữ nước tới 120.000 lít nước. Cây có tuổi đời sống đến hàng trăm năm nhưng do gỗ của chúng không sinh ra các vòng tăng trưởng nên khó kiểm chứng.
- Cây bao báp là hình ảnh của Châu Phi và nó có ảnh hưởng đến đời sống người dân của châu lục này. Vỏ cây có thể dùng để bện thành dây thừng. Lá và quả cây được dùng làm thức ăn. Thân cây là nguồn cung cấp sợi, thuốc nhuộm và làm củi. Lá cây được người Nigeria gọi là kuka, được dùng nấu xúp. Những thân cây mục ruỗng còn được sửa sang thành những ngôi nhà thiên nhiên đặc biệt.