X

Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6

Chỉ ra lực ma sát và xác định tác dụng của lực này đối với chuyển động Hình 44.6 SGK KHTN 6


Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6 Bài 44: Lực ma sát

Haylamdo biên soạn lời giải bài 3 trang 48 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6 trong bài học Bài 44: Lực ma sát giúp học sinh biết cách làm bài tập trong VTH Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bài 44.3 trang 48 vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức: Chỉ ra lực ma sát và xác định tác dụng của lực này đối với chuyển động (Hình 44.6 SGK KHTN 6):

- Hình a) Lực ma sát: ………………………..………………………..……………

Tác dụng đối với chuyển động: ……………..………………………..……………

- Hình b) Lực ma sát: ………………………..………………………..……………

Tác dụng đối với chuyển động: ……………..………………………..……………

- Hình c) Lực ma sát: ………………………..………………………..……………

Tác dụng đối với chuyển động: ……………..………………………..……………

- Hình d) Lực ma sát: ………………………..………………………..……………

Tác dụng đối với chuyển động: ……………..………………………..……………

- Hình e) Lực ma sát: ………………………..………………………..……………

Tác dụng đối với chuyển động: ……………..………………………..……………

Lời giải:

Chỉ ra lực ma sát và xác định tác dụng của lực

- Hình a) Lực ma sát: Lực ma sát trượt xuất hiện ở giữa má phanh với vành bánh xe và giữa mặt đường với bánh xe.

Tác dụng đối với chuyển động: Lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động của xe đạp.

- Hình b) Lực ma sát: Lực ma sát nghỉ xuất hiện giữa mặt đất và thùng hàng.

Tác dụng đối với chuyển động: Lực ma sát nghỉ có tác dụng giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó chịu tác dụng của một lực.

- Hình c) Lực ma sát: Lực đẩy của họ đã thắng được lực ma sát nghỉ, khi thùng hàng bắt đầu chuyển động thì xuất hiện lực ma sát trượt giữa mặt đất và thùng hàng.

Tác dụng đối với chuyển động: Lực đẩy làm cho vật chuyển động và lực ma sát trượt có tác dụng cản trở chuyển động.

- Hình d) Lực ma sát: lực ma sát trượt giữa đất và bánh xe lớn, lực ma sát nghỉ giữa đất và bánh xe quá nhỏ, không đủ để làm thúc đẩy xe chuyển động lên được.

Tác dụng đối với chuyển động: Lực ma sát nghỉ có tác dụng thúc đẩy chuyển động.

- Hình e) Lực ma sát: Lực ma sát nghỉ có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái và có tác dụng giúp ta không bị ngã về phía trước.a

Tác dụng đối với chuyển độngLực ma sát nghỉ có tác dụng thúc đẩy chuyển động.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức hay khác: