Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ, … đều là các ngôi sao trong hệ Mặt Trời. Nói như thế là
Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6 Bài 54: Hệ Mặt Trời
Haylamdo biên soạn lời giải bài 3 trang 69 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6 trong bài học Bài 54: Hệ Mặt Trời giúp học sinh biết cách làm bài tập trong VTH Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Bài 54.3 trang 69 vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức:
1. Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ, … đều là các ngôi sao trong hệ Mặt Trời. Nói như thế là: ………………………………………………………………
2. Ta nhìn thấy các hành tinh trong hệ Mặt Trời vì ………………………………
Giải thích bằng hình vẽ:
3. Nếu đứng trên Hải Vương tinh, sẽ nhìn thấy Mặt Trời …………………… hơn so với Trái Đất, vì ………………………………………………………………………
Lời giải:
1. Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều là các ngôi sao trong Hệ Mặt Trời. Nói như thế là không đúng, vì:
- Sao là các thiên thể tự phát sáng,
- Các hành tinh sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều không tự phát sáng mà nhận ánh sáng từ Mặt Trời.
Nên sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… chỉ là các hành tinh quay quanh sao.
2. Ta nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, vì:
- Mặt Trời là một ngôi sao lớn, tự phát sáng.
- Các hành tinh quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo riêng của nó.
Nên các hành tinh đều nhận được ánh sáng Mặt Trời, và ta nhìn thấy các hành tinh do có ánh sáng phản chiếu từ các hành tinh đó tới mắt ta, khi quan sát qua các dụng cụ hỗ trợ hiện đại.
Giải thích bằng hình vẽ:
Chú thích:
- Mũi tên màu vàng biểu diễn ánh sáng Mặt Trời chiếu tới các hành tinh.
- Mũi tên màu đỏ biểu diễn ánh sáng phản xạ lại của các hành tinh tới Trái Đất.
3. Nếu đứng trên Hải Vương tinh, sẽ nhìn thấy Mặt Trời nhỏ hơn so với Trái Đất, vì Trái Đất ở gần Mặt Trời hơn Hải Vương tinh.