Khi thực hiện biện pháp buộc dây garô cần lưu ý những điều gì?
Vở thực hành KHTN 8 Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người - Kết nối tri thức
Bài 33.9 trang 41 Vở thực hành KHTN 8:
1. Khi thực hiện biện pháp buộc dây garô cần lưu ý những điều gì?
2. Vì sao chỉ dùng biện pháp buộc dây garô để sơ cứu những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân? Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở
tay, chân cần được xử lí như thế nào?
Lời giải:
1. Khi thực hiện biện pháp buộc dây garô cần lưu ý:
- Buộc dây garô ở vị trí gần sát vết thương (cao hơn vết thương về phía tim).
- Buộc dây garô với lực ép đủ làm cầm máu, tránh trường hợp thắt quá chặt.
- Ghi chú thời gian đặt garô, không buộc quá lâu vì có thể làm hoại tử phần cơ quan bên dưới chỗ thắt garô.
2.
- Chỉ dùng biện pháp buộc dây garô để sơ cứu những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân vì: Tay và chân là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garô mới có hiệu quả. Ở những vị trí khác (như bẹn, bụng, đầu, cổ) biện pháp buộc dây garô vừa không có hiệu quả cầm máu, vừa gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở tay, chân cần được xử lí bằng cách ấn tay vào động mạch gần vết thương (phía gần tim) để cầm máu. Sau đó, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Lời giải vở thực hành KHTN 8 Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người hay khác:
Bài 33.3 trang 40 Vở thực hành KHTN 8: Giải thích vì sao con người sống trong môi trường ...
Bài 33.4 trang 40 Vở thực hành KHTN 8: Tiêm vaccine có vai trò gì trong việc phòng bệnh? ...
Bài 33.5 trang 40 Vở thực hành KHTN 8: Hoàn thành sơ đồ truyền máu bằng cách đánh dấu chiều mũi ...
Bài 33.6 trang 41 Vở thực hành KHTN 8: Người có nhóm máu A có thể nhận những nhóm máu nào? ...
Bài 33.7 trang 41 Vở thực hành KHTN 8: Nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn và trình bày sự phối hợp ...