Đề kiểm tra 15 phút Văn lớp 6 Học kì 1 có đáp án (4 đề)


Đề kiểm tra 15 phút Văn lớp 6 Học kì 1 có đáp án (4 đề)

Với Đề kiểm tra 15 phút Văn lớp 6 Học kì 1 có đáp án (4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Ngữ văn 6 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Văn lớp 6.

Đề kiểm tra 15 phút Văn lớp 6 Học kì 1 có đáp án (4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Văn 6

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề kiểm tra số 1)

Câu 1 Truyền thuyết là gì?

Câu 2Tìm yếu tố tưởng tượng,kì ảo trong truyện “Bánh chưng ,báng giầy

Đáp án và thang điểm

Câu 1(5 điểm ) Truyền thuyết là:

- Truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

Câu 2(5 điểm )

Yếu tố tưởng tượng,kì ảo trong truyện “Bánh chưng,báng giầy”: Lang Liêu mồ côi mẹ từ nhỏ, cuộc sống vất vả hơn các Lang nên được thần báo mộng: “Trong trời đất không có gì quí bằng hạt gạo …ăn không biết chán”

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Văn 6

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề kiểm tra số 2)

Câu 1 Có bao nhiêu số từ chỉ số lượng trong đoạn văn sau :

Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển. Ngày ngày, chồng đi thả lười, vợ ở nhà kéo sợi .

Một hôm, người chồng ra biển đánh cá.Lần đầu kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ nhì kéo lưới chỉ thấy cây rong biển, lần thứ ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng.

A, ba

B. bốn

C. năm

D. sáu

Câu 2Trong các câu văn sau đây , câu nào không chứa lượng từ ?

A.Phú ông gọi ba con gái ra, lần lượt hỏi từng người

B.Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời

C.Nhiều ngày trôi qua chưa thấy chàng trở về

D.Một trăm ván cơm nếp

Câu 3 Điểm giống nhau giữa hai từ “từng” “mỗi” là gì ?

A.Tách ra từng sự vật, cá thể

B.Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự

C.Chỉ thứ tự hết cá thể này đến cá thể khác

D.Không mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự

Câu 4 Từ nào có thể điền vào chỗ trống cho cả hai câu thơ sau ?

“Rồi Bác đi dém chăn

….người ….người một”

“….giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

A.Mỗi

B.Nhiều

C.Từng

D.Mấy

Câu 5 Lựa chọn các từ : mấy, trăm, ngàn, vạn điền vào chỗ trống thích hợp cho các câu sau :

A.Yêu nhau…núi cũng trèo

…..sông cũng lội......đèo cũng qua

B…..năm bia đá thì mòn

……năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

C.Ở gần chẳng bén duyên cho

Xa xôi cách … lần đò cũng đi

Đáp án và thang điểm

Câu 1 2 3 4
Đáp án B D A C

Câu 5:(2 điểm )

A: mấy

B: trăm, ngàn.

C: vạn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Văn 6

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề kiểm tra số 3)

Câu 1 Chọn trong từ thích hợp điền vào chỗ trống: chết, hi sinh, bỏ mạng, từ trần, ... một từ thích hợp để điền vào chỗ trống.

a. Trong trận chiến đấu ác liệt vừa qua, nhiều đồng chí đã...

b. Chúng ta thà .... tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.

c. Hắn vừa ……đêm qua.

d.Có hơn hai vạn quân địch …… ngoài chiến trường trước sự chiến đấu quả cảm của quân ta.

e. Cụ ấy ….. vào sáng nay

Câu 2 Hãy đánh dấu X vào sau câu dùng đúng từ "ngoan cường":

Bọn địch dù chỉ còn đám tàn quân nhưng cũng rất ngoan cường chống trả từng đợt tấn công của bộ đội ta.
Trên điểm chốt, các đồng chí của chúng ta đã ngoan cường chống trả từng đợt tấn công của quân địch.
Trong lao động, Lan là một người rất ngoan cường không hề biết sợ khó khăn gian khổ.

Câu 3 Cho từ mắt. Hãy đặt 1 câu mà từ mắt được dùng với nghĩa gốc, 1 câu từ mắt dùng với nghĩa chuyển.

Đáp án và thang điểm

Câu 1(3,5 điểm)

a. Hi sinh.

b. Hi sinh.

c. Chết.

d. Bỏ mạng.

e. Từ trần

Câu 2(3 điểm)

Bọn địch dù chỉ còn đám tàn quân nhưng cũng rất ngoan cường chống trả từng đợt tấn công của bộ đội ta.
Trên điểm chốt, các đồng chí của chúng ta đã ngoan cường chống trả từng đợt tấn công của quân địch. X
Trong lao động, Lan là một người rất ngoan cường không hề biết sợ khó khăn gian khổ.

Câu 2(3,5 điểm)

Đặt câu:

- Nghĩa gốc: Hôm nay cô ấy bị đau mắt nên phải đi khám.

- Nghĩa chuyển: Anh Nam bị sưng mắt cá chân nên không thể đi đá bóng cùng chúng tôi được.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Văn 6

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề kiểm tra số 4)

Câu 1 Hãy xác định ý nghĩa tượng trưng của tiếng đàn và niêu cơm Thạch Sanh bằng cách xếp số thứ tự của từng nhận định vào các ô thích hợp.

Gạch chân những truyền thuyết trong những tác phẩm kể dưới đây : Con Rồng cháu Tiên, Sọ Dừa; Thạch Sanh; Bánh chưng , bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Tấm Cám; Sự tích Hồ Gươm; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Ếch ngồi đáy giếng;Thầy bói xem voi.

Câu 2

(1)Thể hiện tư tưởng hoà bình, lòng nhân nghĩa của nhân dân ta

(2)Cái thiện không chỉ lấy sức mạnh bạo lực để chống lại cái ác mà còn dùng nhân nghĩa, lấy điều thiện , sự thanh bình để chống lại cái ác

(3)Phản ánh ước mơ của nhân dân ta về một cuộc sống đầy đủ, sung túc

(4)Ứơc vọng quốc phú bình cường của nhân dân ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước

(5)Ứơc mơ cái thiện thắng cái ác

(6)Tư tưởng đề cao chủ nghĩa nhân đạo

(7)Sức mạnh của cái thiện, cái đẹp, sức mạnh của nghệ thuật

Ý NGHĨA TƯỢNG TRƯNG CỦA TIẾNG ĐÀN THẠCH SANH Ý NGHĨA TƯỢNG TRƯNG CỦA NIÊU CƠM THẠCH SANH
Ý NGHĨA RIÊNG CỦA TỪNG HÌNH ẢNH
Ý NGHĨA CHUNG CẢ HAI ĐỀU BIỂU ĐẠT

Đáp án và thang điểm

Câu 1:(5 điểm )

Gạch chân những truyền thuyết trong những tác phẩm kể dưới đây : Con Rồng cháu Tiên, Sọ Dừa; Thạch Sanh; Bánh chưng , bánh giầy; Thánh Gióng , Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, , Tấm Cám, Sự tích Hồ Gươm, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi

Câu 2:(5 điểm )

Ý NGHĨA TƯỢNG TRƯNG CỦA TIẾNG ĐÀN THẠCH SANH Ý NGHĨA TƯỢNG TRƯNG CỦA NIÊU CƠM THẠCH SANH
Ý NGHĨA RIÊNG CỦA TỪNG HÌNH ẢNH 7 3
Ý NGHĨA CHUNG CẢ HAI ĐỀU BIỂU ĐẠT 1 ,2 ,3 ,4 ,5, 6

Xem thêm các đề thi Văn lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác: