Bộ đề thi Địa Lí lớp 9 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc


Bộ đề thi Địa Lí lớp 9 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ đề thi Địa Lí lớp 9 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc, có đáp án với trên 100 đề thi môn Địa Lí được tổng hợp từ các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa Lí lớp 9.

Bộ đề thi Địa Lí lớp 9 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023  chọn lọc

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1

Năm học 2023

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Ngành công nghiệp khai khoáng và thuỷ điện phát triển nhất nước ta thuộc vùng: (0,5 điểm)

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Duyên Hải Nam Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 2:Các nguồn tài nguyên khoáng sản như sắt, mangan, crom, chì, kẽm,… là nguyên liệu cho ngành công nghiệp: (0,5 điểm)

A. Công nghiệp chế biến thực phẩm

B. Công nghiệp luyện kim màu

C. Công nghiệp năng lượng, hóa chất

D. Công nghiệp vật liệu xây dựng

Câu 3:Các hoạt động dịch vụ tập trung nhiều nhất ở đâu? ( 0,5điểm)

A. Các vùng duyên hải ven biển.

B. Các cao nguyên đất đỏ ba dan.

C. Các thành phố lớn, khu công nghiệp.

D. Các đồng bằng phù sa màu mỡ.

Câu 4:Tuyến đường nào sau đây đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta: (0,5 điểm)

A. Đường sắt Thống Nhất và đường 279.

B. Quốc lộ 1A và Đường Hồ Chí Minh.

C. Đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1A.

D. Đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 1A.

Câu 5:Di sản thiên nhiên thế giới được UNSESCO công nhận ở nước ta là: (0,5 điểm)

A. Vịnh Hạ Long

B. Vườn quốc gia Cúc Phương.

C. Thành phố Đà Lạt

D. Vườn quốc gia U Minh Hạ.

Câu 6:Trong số các di sản thế giới được UNESCO công nhận, nhóm di sản nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ? (0,5 điểm)

A. Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long.

B. Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn.

C. Phong Nha – Kẻ Bàng, di tích Mĩ Sơn.

D. Cồng chiêng Tây Nguyên, phố cổ Hội An.

Câu 7:Nước ta chủ yếu nhập khẩu: (0,5 điểm)

A. Máy móc thiết bị, nguyên liệu và nhiên liệu

B. Lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng

C. Hàng nông, lâm, thủy sản

D. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

Câu 8:Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào là tài nguyên du lịch thiên nhiên? (0,5 điểm)

A. Các công trình kiến trúc

B. Các lễ hội truyền thống

C. Văn hóa dân gian

D. Các bãi tắm đẹp

Phần tự luận

Câu 1:Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, cho biết các trung tâm dệt may lớn nhất của nước ta? (3 điểm)

Câu 2:Cho bảng số liệu: (3 điểm)

CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY (%)

Năm 1990 2002
Cây Lương thực 71,6 64,8
Cây Công nghiệp 13,3 18,2
Cây TP, ăn quả, cây khác 15,1 17,0
Tổng 100 100

- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây năm 1990 và 2002.

- Nhận xét về cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây năm 1990 và 2002.

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Trả lời: Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn: than, apatit, sắt,… và tiềm năng thủy điện lớn.

Chọn: A

Câu 2: (0,5 điểm)

Trả lời: Các nguồn tài nguyên khoáng sản như sắt, mangan, crom, chì, kẽm,… là nguyên liệu cho ngành công nghiệp luyện kim đen và công nghiệp luyện kim màu.

Đáp án: B.

Câu 3: (0,5 điểm)

Trả lời: Phân bố dân cư và sự phát triển sản xuất có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động dịch vụ. Dân cư tập trung đông ở các thành phố lớn, thị xã, khu công nghiệp nên hoạt động dịch vụ tập trung nhiều nhất.

Đáp án: A.

Câu 4: (0,5 điểm)

Trả lời: Đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 1A là hai tuyến đường giao thông huyết mạch ở nước ta đi qua 6/7 vùng kinh tế của đất nước (không qua vùng Tây Nguyên).

Đáp án: D.

Câu 5: (0,5 điểm)

Trả lời: Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới được UNSESCO công nhận. Vườn quốc gia bao gồm các cao nguyên đá vôi và rừng nhiệt đới. Bao gồm các đa dạng địa lý tuyệt vời, nhiều hang động và sông ngầm, vườn quốc gia có một hệ sinh thái phong phú cùng nhiều loài sinh vật đa dạng.

Đáp án: A.

Câu 6: (0,5 điểm)

Trả lời: Trong số các di sản thế giới được UNESCO công nhận, nhóm di sản thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn. Vì Cố đô Huế, Phong Nha – Kẻ Bàng ở Bắc Trung Bộ; Hạ Long ở Trung du miền núi phía Bắc. Cồng chiêng Tây Nguyên ở Tây Nguyên.

Đáp án: B.

Câu 7: (0,5 điểm)

Trả lời: Nước ta chủ yếu nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu và nhiên liệu còn lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng rất nhỏ.

Đáp án: A.

Câu 8: (0,5 điểm)

Trả lời: Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm phong cảnh, các bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, các vườn quốc gia, các thú quý hiếm,…

Đáp án: D.

Phần tự luận

Câu 1: (3 điểm)

Hướng dẫn giải: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, trang 22 – Các ngành công nghiệp trọng điểm.

Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định là các trung tâm công nghiệp dệt may lớn nhất của nước ta hiện nay.

Câu 2: (3 điểm)

Hướng dẫn giải:

- Vẽ biểu đồ:

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÁC NHÓM CÂY NĂM 1990 VÀ 2002

Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Địa Lí lớp 9 có đáp án (Đề 2)

- Nhận xét:

   + Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây năm 1990 và 2002 không đồng đều và có sự chuyển dịch.

   + Cây Lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất có xu hướng giảm (dẫn chứng).

   + Cây Công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ có xu hướng tăng mạnh (dẫn chứng).

   + Cây thực phẩm, ăn quả, các loài cây khác chiếm tỉ trọng nhỏ có xu hướng tăng (dẫn chứng).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là: (0,5 điểm)

A. Nghệ An, Hà Tĩnh

B. Đông Hà, Quảng Trị

C. Thanh Hóa, Vinh, Huế

D. Đồng Hới, Quảng Bình

Câu 2:Giới hạn phía Nam của vùng Bắc Trung Bộ là: (0,5 điểm)

A. Dãy Tam Đảo       B. Dãy Con Voi

C. Dãy Tam Điệp       D. Dãy Bạch Mã

Câu 3:Hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực đồng bằng ven biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: (0,5 điểm)

A. Công nghiệp, thương mại, du lịch

B. Chăn nuôi gia súc lớn, nghề rừng

C. Trồng cây công nghiệp lâu năm

D. Trồng cây lương thực, thực phẩm

Câu 4:Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều phát triển nghề cá chủ yếu là do:Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều phát triển nghề cá chủ yếu là do: (0,5 điểm)

A. Tất cả các tỉnh đều giáp biển

B. Giao thông vận tải thuận lợi

C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn

D. Người dân giàu kinh nghiệm

Câu 5:Phân bố dân cư ở Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm là: (0,5 điểm)

A. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Bắc xuống Nam.

B. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây.

C. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.

D. Người dân tộc thiểu số tập trung ở các thành phố.

Câu 6:Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là: (0,5 điểm)

A. Hay có những hiện tượng thời tiết thất thường.

B. Nắng lắm, mưa nhiều làm cho đất bị rửa trôi.

C. Mùa mưa thường xuyên xây ra lũ lụt, xói mòn.

D. Mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng.

Phần tự luận

Câu 1:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy: (3,5 điểm)

a. Kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc?

b. Kể tên các khu kinh tế ven biển thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ?

Câu 2:Cho bảng số liệu: (3,5 điểm)

TỈ LỆ (%) DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ CỦA TÂY NGUYÊN

SO VỚI CẢ NƯỚC (CẢ NƯỚC = 100%)

Năm Diện tích Sản lượng
1995 2010 2014 1995 2010 2014
Tây Nguyên 79,0 96,7 89,4 85,7 92,9 93,0

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước (cả nước = 100%).

b. Rút ra những nhận xét cần thiết

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Trả lời: Các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là: Thanh Hóa, Vinh, Huế, các trung tâm này đều năm ở ven biển.

Chọn: C.

Câu 2: (0,5 điểm)

Trả lời: Vùng Bắc Trung Bộ có giới hạn phía bắc là dãy Tam Điệp, phía Nam là dãy Bạch Mã.

Chọn: D.

Câu 3: (0,5 điểm)

Trả lời: Hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực đồng bằng ven biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Chọn: A.

Câu 4: (0,5 điểm)

Trả lời: Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều phát triển nghề cá chủ yếu là do tất cả các tỉnh của vùng đều giáp biển, vùng có vùng biển rộng, đường bờ biển dài, nhiều bãi tôm, bãi cá.

Chọn: A.

Câu 5: (0,5 điểm)

Trả lời: Phân bố dân cư ở Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm là phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây. Người Kinh sống dọc ven biển phía đông; vùng gò đồi, vùng núi phía tây là nơi cư trú của người dân tộc ít người.

Chọn: B.

Câu 6: (0,5 điểm)

Trả lời: Tây Nguyên có khí hậu mang tính chất cận xích đạo có mùa khô sâu sắc, kéo dài nên dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng.

Chọn: D.

Phần tự luận

Câu 1: (3,5 điểm)

Hướng dẫn giải:

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 27, các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc là: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa.

b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28, các khu kinh tế ven biển thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là: Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong.

Câu 2: (3,5 điểm)

Hướng dẫn giải:

a. Vẽ biểu đồ:

   - Biểu đồ cột ghép, 3 nhóm cột, mỗi nhóm cột thể hiện 1 mốc năm. Mỗi mốc năm gồm 2 cột, 1 cột thể hiện tỉ lệ diện tích, 1 cột thể hiện tỉ lệ sản lượng.

   - Yêu cầu: Vẽ đúng dạng biểu đồ, đầy đủ các yếu tố: tên biểu đồ, gốc tọa độ, các vạch chia, số liệu, chú giải, đúng tỉ lệ

Vẽ đẹp, trình bày khoa học.

b. Nhận xét:

   - Tây Nguyên chiếm phần lớn tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của so với cả nước (dẫn chứng).

   - Tỉ lệ diện tích cà phê của Tây Nguyên biến động qua các giai đoạn, gần đây có xu hướng giảm (dẫn chứng).

   - Tỉ lệ sản lượng cà phê của Tây Nguyên có xu hướng tăng (dẫn chứng)

→Năng suất tăng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2023

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long? (0,5 điểm)

A. Sóc Trăng       B. Cà Mau

C. Tây Ninh        D. Đồng Tháp

Câu 2:Tam giác công nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là (0,5 điểm)

A.TP Hồ Chí Minh, Đồng Xoài, Biên Hòa

B. TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa

C.TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Vũng Tàu

D. TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Biên Hòa

Câu 3:Trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành: (0,5 điểm)

A. Vật liệu xây dựng       B. Cơ khí nông nghiệp.

C. Dệt may.       D. Chế biến LTTP

Câu 4:Mùa lũ, đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chủ yếu là do: (0,5 điểm)

A. Lượng mưa trong vùng quá lớn.

B. Sông Cửu Long có nhiều nhánh.

C. Mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

D. Nước sông Mê Công đổ về.

Câu 5:Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có khí hậu: (0,5 điểm)

A. Cận xích đạo.

B. Nhiệt đới khô.

C. Nhiệt đới có mùa đông lạnh

D. Cận nhiệt đới

Câu 6:Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? (0,5 điểm)

A. Bình Dương       B. Tây Ninh

C. Đồng Nai       D. Lâm Đồng

Câu 7:Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chiếm: (0,5 điểm)

A. khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

B. khoảng 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

C. khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

D. khoảng 55% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

Câu 8:Vùng nào sau đây là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm của cả nước: (0,5 điểm)

A. Đông Nam Bộ

B. Trung du miền núi Phía Bắc

C. Duyên Hải Nam Trung Bộ

D. Đồng Bằng sông Cửu Long

Phần tự luận

Câu 1:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam em hãy: Kể tên 3 trung công nghiệp của Đồng bằng Sông Cửu Long có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng. Kể tên các ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiêp đó. (2 điểm)

Câu 2:Nêu ý nghĩa ”sống chung với lũ” vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (2 điểm)

Câu 3:Cho bảng số liệu: (2 điểm)

BẢNG: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

VÀ CẢ NƯỚC

Đơn vị: nghìn tấn

Sản lượng 1995 2002 2010 2014
Đồng bằng sông Cửu Long 819,2 1252,5 2999,1 3619,5
Cả nước 1584,4 2647,4 5142,7 6322,5

Hãy:

a) Tính tỉ trọng sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước.

b) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2002 và 2014.

c) Nhận xét sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Trả lời: Các tỉnh, thành phố thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Tây Ninh thuộc Đông Nam Bộ

Đáp án: B.

Câu 2: (0,5 điểm)

Trả lời: TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ. Các trung tâm này có ngành dịch vụ, công nghiệp phát triển.

Đáp án: C.

Câu 3: (0,5 điểm)

Trả lời: Ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất với 65% cơ cấu công nghiệp của vùng.

Đáp án: B.

Câu 4: (0,5 điểm)

Trả lời: Mùa lũ, đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chủ yếu là do: Nước sông Mê Công đổ về kết hợp với địa hình thấp, bằng phẳng, nước khó thoát.

Đáp án: B.

Câu 5: (0,5 điểm)

Trả lời: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có khí hậu mang tính chất cận xích đạo nóng ẩm, lượng mưa dồi dào

Đáp án: A.

Câu 6: (0,5 điểm)

Trả lời: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh (thành phố): TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.

Đáp án: D

Câu 7: (0,5 điểm)

Trả lời: Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chiếm: khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

Đáp án: C

Câu 8: (0,5 điểm)

Trả lời: Đồng Bằng sông Hồng và Đồng Bằng sông Cửu Long là hai vùng trọng điểm lương thực thực phẩm của cả nước.

Đáp án: D

Phần tự luận

Câu 1: (2 điểm)

Hướng dẫn trả lời:

Nêu tên 3 trong các trung tâm công nghiệp sau: Long Xuyên, Kiên Lương, Rạch Gía; Cà Mau, Sóc Trăng.

Kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm kinh tế đó dựa theo kí hiệu.

Ví dụ: Long Xuyên: Cơ khí, chế biến nông sản.

Kiên Lương: Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng

Rạch Gía: Cơ khí, chế biến nông sản

Câu 2: (2 điểm)

Hướng dẫn trả lời:

   - Khái quát qua đặc điểm lũ của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long không gây nguy hại như lũ ở miền Bắc và miền Trung nước ta mà nó còn mang lại những nguồn lợi to lớn.

   - Sống chung với lũ là biện pháp hàng đầu cho người dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long do có thể khai thác các nguồn lợi từ lũ:

Tận dụng nguồn phù sa mà lũ mang lại để canh tác cây trồng đặc biệt là lúa và cây hoa màu. Để bảo vệ độ màu mỡ cho đất, 1 số khu vực có chủ trương xả lũ trong mùa lũ để cải tạo đất và lấy phù sa cho vùng đê bao khép kín. Khai thác nguồn lợi thuỷ sản từ lũ.

Lũ mang theo nhiều loài thuỷ sản như tôm, cá; đây là điều kiện tốt để cung cấp nguồn thức ăn cho thuỷ sản nuôi trong vùng lại là thuận lợi để đa dạng hoá cơ cấu các loài thuỷ sản.

Mạt khác, hạn chế những tác hại lũ gây ra. (vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh)

Câu 3: (2 điểm)

Hướng dẫn trả lời:

a. Áp dụng công thức tính tỉ trọng:

Tỉ trọng thành phần A=Gía trị A*100/Tổng số

BẢNG: TỈ TRỌNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC

Đơn vị: %

Sản lượng 1995 2002 2010 2014
Đồng bằng sông Cửu Long 51,7 47,3 58,3 57,2
Các vùng khác 48,3 52,7 41,7 42,8
Cả nước 100 100 100 100

b. Vẽ biểu đồ

   - Tính bán kính

   - Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUY MÔ VÀ CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SO VỚI CẢ NƯỚC NĂM 2002 VÀ 2014 (%)

Đề kiểm tra Giữa học kì 2 Địa Lí lớp 9 có đáp án (Đề 2)

Đề kiểm tra Giữa học kì 2 Địa Lí lớp 9 có đáp án (Đề 2)

c. Nhận xét:

- Sản lượng thủy sản của nước ta tăng qua các năm. (dẫn chứng)

- Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng qua các năm. (dẫn chứng).

- Cơ cấu sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước:

   + Chiếm tỉ trọng cao (dẫn chứng)

   + Có nhiều biến động (dẫn chứng).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Đảo nào sau đây không có nhiều dân sinh sống: (0,5 điểm)

A. Cái Bầu       B. Phú Quý

C. Bến Lạc        D. Phú Quốc

Câu 2:Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển: (0,5 điểm)

A. 27/63        B. 28/63

C. 27/64        D. 28/64

Câu 3:Những đảo ven bờ có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển là: (0,5 điểm)

A. Cô Tô, Cái Bầu, Thổ Chu

B. Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc

C. Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Hòn Khoai

D. Các đảo trong vịnh Hạ Long

Câu 4:Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là: (0,5 điểm)

A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế.

B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy.

C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế.

D. đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải.

Câu 5:Dầu mỏ và khí tự nhiên của nước ta hiện nay tập trung ở? (0,5 điểm)

A. thềm lục địa Nam Bộ.

B. thềm lục địa Trung Bộ

C. vịnh Bắc Bộ

D. vịnh Thái Lan.

Câu 6:Tài nguyên thủy hải sản nước ta có: (0,5 điểm)

A. Hơn 1000 loài cá, trên 100 loài tôm.

B. Hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm.

C. Hơn 100 loài cá, trên 2000 loài tôm.

D. Hơn 100 loài cá, trên 1000 loài tôm.

Phần tự luận

(7 điểm)

Câu 1:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam em hãy: Kể tên 4 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ giáp biển?

Câu 2:Trình bày sự phát triển của ngành du lịch biển – đảo.

Câu 3:Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC, DẦU THÔ XUẤT KHẨU VÀ XĂNG DẦU

NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999-2002

Đơn vị: triệu tấn

Năm 1999 2001 2002
Dầu thô khai thác 15,2 16,8 16,9
Dầu thô xuất khẩu 14,9 16,7 16,9
Xăng dầu nhập khẩu 7,4 8,8 10,0

a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu của nước ta năm 1999 và 2002.

b. Qua biểu đồ và bảng số liệu hãy rút ra nhận xét về ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí của nước ta.

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm)

Trả lời: Đảo Bến Lạc là một đảo san hô thuộc cụm Loại Ta của quần đảo Trường Sa. Đây là đảo đứng thứ ba về mặt diện tích trong quần đảo. Các đảo có dân khá đông là: Phú Quốc, Cái Bầu , Phú Quý, Lý Sơn, Cát Bà, Côn Đảo,..

Chọn: C.

Câu 2: (0,5 điểm)

Trả lời: Đường bờ biển nước ta cong như hình chữ S, dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho 28 trong số 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có điều kiện trực tiếp khai thác những tiềm năng to lớn của Biển Đông.

Chọn: B.

Câu 3: (0,5 điểm)

Trả lời: Những đảo ven bờ có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển là: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.

Chọn: B.

Câu 4: (0,5 điểm)

Trả lời: Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

Chọn: C.

Câu 5: (0,5 điểm)

Trả lời: Dầu mỏ và khí tự nhiên của nước ta hiện nay tập trung ở thềm lục địa phía Nam, chủ yếu trong các bể trầm tích: Bạch Hổ, Cửu Long, Hồng Ngọc, Rồng,…

Chọn: A.

Câu 6: (0,5 điểm)

Trả lời: Nước ta có: Hơn 2000 loài cá trong đó có 110 loài có giá trị kinh tế, trên 100 loài tôm, một số loài có giá trị xuất khẩu.

Chọn: B.

Phần tự luận(7 điểm)

Câu 1:

Hướng dẫn giải: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 – 5 và trang 27, xác định ranh giới vùng Bắc Trung Bộ. Kể tên 4 trong số các tỉnh giáp biển sau: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Câu 2:

* Điều kiện phát triển:

   - Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú: 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp từ Bắc vào Nam.

   - Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch.

* Tình hình phát triển:

   - Du lịch biển được phát triển nhanh trong những năm gần đây.

   - Hạn chế: du lịch chỉ mới khai thác hoạt động tắm biển, chưa đa dạng hoá và tạo nhiều sản phẩm du lịch.

* Phương hướng phát triển: Phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường.

Câu 3:

Hướng dẫn giải:

a. Vẽ biểu đồ:

BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC, DẦU THÔ XUẤT KHẨU VÀ XĂNG DẦU NHẬP KHẨU CẢU NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999 - 2002

Đề kiểm tra Học kì 2 Địa Lí 9 có đáp án (Đề 2)

b. Nhận xét

Trong thời kì 1999 - 2002

   + Sản lượng dầu thô khai thác liên tục tăng, từ 15,2 triệu tấn (năm 1999) lên 16,9 triệu tấn (năm 2002).

   + Hầu hết dầu thô khai thác được xuất khẩu. Tỉ lệ dầu thô xuất khẩu trong sản lượng dầu thô khai thác qua các năm.

   + Lượng xăng dầu nhập khẩu tăng liên tục, từ 7,4 triệu tấn (năm 1999) lên 10,0 triệu tấn (năm 2002).

→Cho thấy ngành chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Địa Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 3)

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Đảo nào sau đây ở nước ta là đảo xa bờ:(0,5 điểm)

A. Bạch Long Vĩ       B. Phú Quý

C. Cái Bầu       D. Phú Quốc

Câu 2:Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố không giáp biển:(0,5 điểm)

A. 36/63       B. 28/63

C. 35/63       D. 26/63

Câu 3:Vùng biển có nhiều quần đảo là:(0,5 điểm)

A. Vùng biển Quãng Ninh-Hải Phòng.

B. Vùng biển Bắc Trung Bộ.

C. Vùng biển Cà Mau-Kiên Giang.

D. Vùng biển duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 4:Côn Đảo là huyện đảo thuộc tỉnh:(0,5 điểm)

A. Quảng Trị.       B. Kiên Giang.

C. Quảng Ngãi.       D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 5:Thời gian gần đây, môi trường biển nước ta bị ô nhiễm ngày càng nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do?(0,5 điểm)

A. khí hậu toàn cầu nóng lên

B. lượng chất thải ngày càng tăng

C. lượng mưa ngày càng lớn

D. Hiện tượng triều cường ra tăng.

Câu 6:Nước ta có số bãi cát rộng dài, đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch là:(0,5 điểm)

A. Trên 100 bãi cát.       B. Trên 1000 bãi cát.

C. Trên 120 bãi cát.       D. Trên 1200 bãi cát.

Phần tự luận

(7 điểm)

Câu 1:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam em hãy: Kể tên 4 tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ giáp biển?

Câu 2:Trình bày sự phát triển của ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển.

Câu 3:Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC, DẦU THÔ XUẤT KHẨU VÀ XĂNG DẦU

NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999-2002

Đơn vị: triệu tấn

Năm 1999 2001 2002
Dầu thô khai thác 15,2 16,8 16,9
Dầu thô xuất khẩu 14,9 16,7 16,9
Xăng dầu nhập khẩu 7,4 8,8 10,0

a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu của nước ta năm 1999 và 2002.

b. Qua biểu đồ và bảng số liệu hãy rút ra nhận xét về ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí của nước ta.

Đáp án và Thang điểm

Phần trắc nghiệm

Câu 1:(0,5 điểm)

Trả lời: Bạch Long Vĩ là một đảo đồng thời là một huyện thuộc thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Đây là đảo xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ.

Chọn: A.

Câu 2:(0,5 điểm)

Trả lời: Đường bờ biển nước ta cong như hình chữ S, dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho 28 trong số 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có điều kiện trực tiếp khai thác những tiềm năng to lớn của Biển Đông. (Có 35 tỉnh, thành không giáp biển).

Chọn: C.

Câu 3:(0,5 điểm)

Trả lời: Hệ thống đảo ven bờ có khoảng 3000 đảo, có 2 quần đảo xa bờ. Vùng biển có nhiều quần đảo là: Vùng biển duyên hải Nam Trung Bộ.

Chọn: D.

Câu 4:(0,5 điểm)

Trả lời: Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ Việt Nam và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Chọn: D.

Câu 5:Thời gian gần đây, môi trường biển nước ta bị ô nhiễm ngày càng nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do?(0,5 điểm)

Trả lời: Thời gian gần đây, môi trường biển nước ta bị ô nhiễm ngày càng nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng chất thải đổ ra biển chưa xử lý ngày càng tăng

Chọn: B.

Câu 6:Nước ta có số bãi cát rộng dài, đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch là:(0,5 điểm)

Trả lời: Nước ta có số bãi cát rộng dài, đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch là: 120 bãi cát.

Chọn: C.

Phần tự luận(7 điểm)

Câu 1:

Hướng dẫn giải: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 – 5 và trang 27, xác định ranh giới vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Kể tên 4 trong số các tỉnh giáp biển sau: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Câu 2:

Hướng dẫn giải:

* Ngành khai thác muối:

- Điều kiện phát triển:

   + Biển nước ta là nguồn muối vô tận.

   + Số giờ nắng cao.

- Tình hình phát triển:

   + Nghề làm muối phát triển nhất ở các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ.

   + Các cánh đồng muối nổi tiếng là Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cá Ná (Ninh Thuận)…

* Khai thác oxit titan, cát trắng:

   - Điều kiện phát triển: Nhiều bãi cát có chứa oxit titan giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê.

   - Tình hình phát triển: Tập trung nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh) và Cam Ranh (Khánh Hòa).

* Khai thác dầu khí:

- Điều kiện phát triển: Dầu khí là khoáng sản quan trọng nhất ở thềm lục địa.

- Tình hình phát triển:

   + Dầu khí được khai thác ở thềm lục địa Đông Nam Bộ.

   + Công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành, trước mắt là xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hóa dầu để sản xuất chất dẻo sợi tổng hợp..., chế biến khí công nghệ cao, xuất khẩu khí tự nhiên và khí hóa lỏng. Nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta được xây dựng ở tỉnh Q

Câu 3:

Hướng dẫn giải:

a. Vẽ biểu đồ:

BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC, DẦU THÔ XUẤT KHẨU VÀ XĂNG DẦU NHẬP KHẨU CẢU NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999 - 2002

Đề kiểm tra Học kì 2 Địa Lí 9 có đáp án (Đề 3)

b. Nhận xét

Trong thời kì 1999 - 2002

   + Sản lượng dầu thô khai thác liên tục tăng, từ 15,2 triệu tấn (năm 1999) lên 16,9 triệu tấn (năm 2002).

   + Hầu hết dầu thô khai thác được xuất khẩu. Tỉ lệ dầu thô xuất khẩu trong sản lượng dầu thô khai thác qua các năm.

   + Lượng xăng dầu nhập khẩu tăng liên tục, từ 7,4 triệu tấn (năm 1999) lên 10,0 triệu tấn (năm 2002).

→Cho thấy ngành chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển