Bộ đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc


Bộ đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc, có đáp án với trên 100 đề thi môn Vật Lí được tổng hợp từ các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí lớp 9.

Bộ đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc

- Đề thi Học kì 1 Vật Lí 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?

A. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo.

B. Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo.

C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo.

D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó.

Câu 2:Công thức nào sau đây là công thức tính điện trở mạch mắc nối tiếp.

Bộ đề thi Vật Lí lớp 9 Giữa kì 1 năm 2023 (4 đề)

Câu 3:Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở là 2Ω và có chiều dài 10m, dây thứ hai có chiều dài 30m. Điện trở của dây thứ hai là bao nhiêu?

A. 4Ω    B. 6Ω    C. 8Ω    D. 10Ω

Câu 4:Ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở R1, dây thứ hai bằng nhôm có điện trở R2, dây thứ ba bằng sắt có điện trở R3. Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn?

A. R3 > R2 > R1

B. R1 > R3 > R2

C. R2 > R1 > R3

D. R1 > R2 > R3

Câu 5:Phát biểu nào sau đây là đúng nhất? Công suất điện để chỉ

A. điện năng tiêu thụ nhiều hay ít.

B. cường độ dòng điện chạy qua mạch mạnh hay yếu.

C. hiệu điện thế sử dụng lớn hoặc bé.

D. mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện.

Câu 6:Mắc nối tiếp R1 = 40Ω và R2 = 80Ω vào hiệu điện thế không đổi U = 12V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1

A. 0,1A    B. 0,15A    C. 0,45A    D. 0,3A

Câu 7:Một bàn là ghi 220V – 800W mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 160V. Cường độ dòng điện qua bàn là là

A. 3,6A    B. 5,0A    C. 2,6A    D. 4,2A

Câu 8:Ba điện trở R1 = 3Ω, R2 và R3 = 4Ω mắc nối tiếp nhau và mắc vào mạch điện thì hiệu điện thế 2 đầu R1 là U1 = 6V và R2 là U2 = 4V. Vậy hiệu điện thế 2 đầu R3 và hiệu điện thế 2 đầu mạch là

A. U3 = 6V và U = 16V

B. U3 = 4V và U = 14V

C. U3 = 5V và U = 12V

D. U3 = 8V và U = 18V

Câu 9:Hai bóng đèn mắc nối tiếp rồi mắc vào nguồn điện. Để hai đèn cùng sang bình thường ta phải chọn hai bóng đèn như thế nào?

A. Có cùng hiệu điện thế định mức.

B. Có cùng công suất định mức.

C. Có cùng cường độ dòng điện định mức.

D. Có cùng điện trở.

Câu 10:Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin R = 48,5Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế 220V. Nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong 15 phút có giá trị là

A. 898011J    B. 898110J    C. 898101J    D. 890801J

Câu 11:Công thức nói lên mối quan hệ giữa công và công suất là:

A. P = A.t B.    P = A + t    C. A = P.t    D. t = P.A

Câu 12:Có bốn điện trở R1 = 15Ω; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω; R4 = 30Ω. Mắc bốn điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 90V. Để dòng điện trong mạch giảm đi chỉ còn một nửa, người ta mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở R5. Điện trở R5 có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây?

A. R5 = 25Ω    B. R5 = 40Ω    C. R5 = 60Ω    D. R5 = 90Ω

Câu 13:Đơn vị công của dòng điện là:

A. Ampe (A)    B. Jun (J)    C. Vôn (V)    D. Oát (W)

Câu 14:Trong số các vật liệu đồng, nhôm, sắt và nicrom, vật điện nào dẫn điện kém nhất?

A. Đồng    B. Nhôm    C. Sắt    D. Nicrom

Câu 15:Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là:

A. U = 10V    B. U = 12,5V    C. U = 15V    D. U = 20V

Câu 16:Công suất của dòng điện trên đoạn mạch chứa điện trở R là:

A. P = RI

B. P = I2R

C. P = IR2

D. P = I2R2

Câu 17:Một bóng đèn 220V – 60W mắc vào nguồn điện 200V. Khi đó độ sáng của đèn như thế nào?

A. Đèn sáng bình thường.

B. Đèn sáng mạnh hơn bình thường.

C. Đèn sáng yếu hơn bình thường.

D. Đèn sáng lúc mạnh lúc yếu.

Câu 18:Số đếm của công tơ điện của gia đình em chỉ điều gì sau đây?

A. Công suất điện của các dụng cụ trong gia đình.

B. Dòng điện trung bình mà gia đình sử dụng.

C. Thời gian sử dụng điện trong gia đình.

D. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.

Câu 19:Có 3 điện trở R1 = 15Ω; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω. Mắc ba điện trở này nối tiếp nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 90V. Cường độ dòng điện trong mạch nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. I = 6A    B. I = 1,5A    C. I = 3,6A    D. I = 4,5A

Câu 20:Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Biến trở là ... có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

A. Điện kế    B. Biến thế    C. Điện trở    D. Ampe kế

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:C

Oát kế là dụng cụ đo công suất không thể đo điện trở, vì thế câu C là sai.

Câu 2:B

Điện trở mạch nối tiếp là: R = R1 + R2.

Câu 3:B

Điện trở tỉ lệ với chiều dài, nên dây 30m có điện trở gấp 3 dây 10m. Vậy R = 3.2 = 6Ω.

Câu 4:A

Điện trở suất của sắt lớn nhất nên R3 lớn nhất, của đồng bé nhất nên R1 bé nhất nên R3 > R2 > R1.

Câu 5:D

Công suất điện để chỉ mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện.

Câu 6:A

Điện trở mạch nối tiếp là: R = R1 + R2 = 40 + 80 = 120Ω.

Cường độ dòng điện I = U/R = 12/120 = 0,1A.

Câu 7:C

Điện trở bàn là R = U2/P = 2202/800 = 60,5Ω

Cường độ dòng điện qua bàn là I = U/R = 160/60,5 = 2,64A ≈ 2,6A

Câu 8:D

Cường độ dòng điện là: I = U1/R1 = 6/3 = 2(A).

Hiệu điện thế hai đầu R3: U3 = I.R3 = 2.4 = 8 (V)

Hiệu điện thế 2 đầu mạch: U = U1 + U2 + U3 = 6 + 4 + 8 = 18(V).

Câu 9:C

Vì hai bóng đèn mắc nối tiếp, để hai đèn cùng sáng bình thường ta phải chọn hai bóng đèn có cùng cường độ dòng điện định mức.

Câu 10:B

Nhiệt lượng tỏa ra trong 15 phút: Q = P.t = 997,9.15.60 = 898110J

Câu 11:C

Công thức nói lên mối quan hệ giữa công và công suất là: A = P.t.

Câu 12:D

Điện trở đoạn mạch R = R1 + R2 + R3 + R4 = 15 + 25 + 20 + 30 = 90Ω.

Cường độ dòng điện I = U/R = 90/90 = 1A. Sau khi mắc R5: I’ = 0,5A

Vậy ta có: 0,5(R + R5) = 90 => 0,5(90 + R5) = 90 => R5 = 90Ω.

Câu 13:B

Đơn vị công của dòng điện là: Jun (J)

Câu 14:D

Nicrom là vật liệu dẫn điện kém nhất vì điện trở suất của nó lớn nhất.

Câu 15:C

Điện trở bóng đèn là R = U/I = 12/1,2 = 10Ω.

Cường độ dòng điện qua bàn là I’ = U/R = 1,2 + 0,3 = 1,5A.

Hiệu điện thế bóng đèn là: U = I’.R = 1,5.10 = 15 (V).

Câu 16:B

Công suất của dòng điện trên đoạn mạch chứa điện trở R là: P = I2R.

Câu 17:C

Một bóng đèn 220V – 60W mắc vào nguồn điện 200V. Khi đó độ sáng của đèn yếu hơn bình thường.

Câu 18:D

Số đếm trên công tơ chỉ điên năng của gia đình sử dụng.

Câu 19:B

Điện trở đoạn mạch R = R1 + R2 + R3 = 15 + 25 + 20 = 60Ω.

Cường độ dòng điện I = U/R = 90/60 = 1,5A.

Câu 20:C

Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng lên đến 15V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?

A. 1,2A    B. 1A    C. 0,9A    D. 1,8A

Câu 2:Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm?

A. U = R/I    B. I = U/R    C. I = R.U    D. R = IU

Câu 3:Trên hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với 3 dây dẫn khác nhau. Dựa vào đồ thị cho biết thông tin nào dưới đây là đúng khi so sánh giá trị của các điện trở?

A. R1 > R2 > R3

B. R1 = R2 = R3

C. R2 > R1 > R3

D. R1 < R2 < R3

Bộ đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1 năm 2023 (4 đề)

Câu 4:Cho mạch điện gồm R1 nối tiếp R2. U= 9V, R1 = 1,5Ω và hiệu điện thế hai đầu điện trở R2 là 6V. Cường độ dòng điện trong mạch là:

A. 10A    B. 6A    C. 4A    D. 2A

Câu 5:Cho điện trở R1 = 80Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,6A và điện trở R2 = 60Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,4A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở trên vào hiệu điện thế tối đa là

A. U = 24V    B. U = 18V    C. U = 54V    D. U = 56V

Câu 6:Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở là 2Ω và có chiều dài 10m, dây thứ hai có điện trở R2 = 17Ω. Chiều dài của dây thứ hai là

A. 34m    B. 170m    C. 85m    D. 11,76m

Câu 7:Công thức tính điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết diện đều, có chiều dài l, đường kính d và có điện trở suất là ρ là gì?

Bộ đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1 năm 2023 (4 đề)

Câu 8:Một mạch điện gồm hai điên trở R1 = 2(Ω) mắc song song với R2 thì cường độ dòng mạch chính là 1,5(A) và dòng qua R2 là 0,5(A). Giá trị điện trở R2

A. R2 = 2(Ω)    B. R2 = 3,5(Ω)    C. R2 = 2,5(Ω)    D. R2 = 4(Ω)

Câu 9:Hai điện trở R1, R2 mắc song song vào mạch điện, biết R2 = 1/3 R1 thì dòng điện qua R1 là I1 = 0,2 (A). Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là

A. I = 0,4(A)    B. I = 0,6(A)    C. I = 0,59(A)    D. I = 0,8(A)

Câu 10:Cho hai bóng đèn: bóng 1 loại 220V – 40W và bóng 2 loại 220V – 100W. Nhận xét nào sau đây là đúng khi mắc song song hai bóng trên vào nguồn điện 220V?

A. Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn 1 nhỏ hơn hiệu điện thế hia đầu bóng đèn 2.

B. Cường độ dòng điện qua bóng đèn 1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn 2.

C. Cả hai bóng đèn đều sáng bình thường.

D. hai bóng đèn sang như nhau.

Câu 11:Công thức nào dưới đây là công thức tính công suất điện?

A. P = I.R2    B. P = U.I    C. P = U2/I    D. P = U.I2

Câu 12:Một dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một dây dẫn có điện trở 3kΩ. Công suất tỏa nhiệt trên dây có độ lớn là

A. 6W    B. 6000W    C. 0,012W    D. 18W

Câu 13:Một bóng đèn có ghi 220V – 75W, khi đèn sang bình thường thì điện năng sử dụng của đèn trong 1 giờ là

A. 75kJ    B. 150kJ    C. 240kJ    D. 270kJ

Câu 14:Một dòng điện có cường độ 2A chạy qua dây dẫn có điện trở 20Ω trong thời gian 30 phút thì tỏa ra nhiệt lượng là

A. 1200J    B. 144000J    C. 7200J    D. 24000J

Câu 15:Một dây may đo có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U rồi nhúng vào chậu nước chứa 4 lít nước nhiệt độ 20oC. Sau t phút , nhiệt lượng tỏa ra do hiệu ứng Jun-Len-xơ là 30000J. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.độ, nhiệt độ nước sau thời gian nói trên có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. t = 28,1oC    B. t = 82,1oC    C. t = 21,8oC    D. t = 56,2oC

Câu 16:Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào không tiết kiệm điện?

A. Thay đèn sợi tóc bằng đèn ống.

B. Thay dây dẫn to bằng dây dẫn nhỏ cùng loại.

C. Chỉ sử dụng thiết bị điện trong thời gian cần thiết.

D. Sử dụng nhiều các thiết bị nung nóng.

Câu 17:Từ phổ là gì?

A. Lực từ tác dụng lên kim nam châm.

B. Hình ảnh cụ thể về các đường sức từ.

C. Các mạt sắt được rắc lên thanh nam châm.

D. Từ trường xuất hiện xung quanh dòng điện.

Câu 18:Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay choãi ra 90° chỉ chiều nào dưới đây?

A. Chiều dòng điện chạy qua dây dẫn.

B. Chiều từ cực Bắc đến cực Nam của nam châm.

C. Chiều cực Nam đến cực Bắc của nam châm.

D. Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua.

Câu 19:Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về từ trường của dòng điện?

A. Xung quanh bất kì dòng điện nào cũng có từ trường.

B. Từ trường chỉ tồn tại xung quanh những dòng điện có cường độ rất lớn.

C. Dòng điện có cường độ nhỏ không tạo từ trường xung quanh nó.

D. Từ trường chỉ tồn tại ở sát mặt dây dẫn có dòng điện.

Câu 20:Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là

A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín không đổi.

B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên.

C. số đường sức từ song song với mặt phẳng tiết diện của cuộn dây dẫn kín không đổi.

D. từ trường xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín không thay đổi.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:B

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng bấy nhiêu lần. Hiệu điện thế đặt vào dây dẫn đã tăng lên 5/3 lần nên cường độ dòng điện cũng tăng lên 5/3 lần. Nên I = 1A.

Câu 2:B

Hệ thức biểu thị định luật Ôm là: I = U/R.

Câu 3:D

Từ định luật Ôm ta có R = U/I . Từ đồ thị ứng với U = 12V ta có các giá trị I1 > I2 > I3 ta suy ra R1 < R2 < R3.

Câu 4:D

U1 = U – U2 = 9 – 6 = 3V, suy ra I = U1/R1 = 3/1,5 = 2(A)

Câu 5:D

Vì mắc nối tiếp hai điện trở chỉ chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,4A. Vậy hiệu điện thế tối đa U = I(R1 + R2) = 0,4(80 + 60) = 56V

Câu 6:C

Vì điện trở tỉ lệ với chiều dài nên R1/R2 = l1/l2 = 2/17 => l2 = l1. 17/2 = 10.17/2 = 85m

Câu 7:A

Câu 8:D

Dòng điện qua R1: I1 = I – I2 = 1,5 – 0,5 = 1(A)

Hiệu điện thế hai đầu mạch: U = I1.R1 = 1.2 = 2(V)

=> Điện trở R2 = U/I2 = 2/0,5 = 4(Ω)

Câu 9:D

Trong mạch song song ta có:

Bộ đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 1 năm 2023 (4 đề)

Vậy I1/I2 = 1/3 => I2 = 3I1 = 3.0,2 = 0,6(A)

Cường độ mạch chính là: I = I1 + I2 = 0,2 + 0,6 = 0,8(A)

Câu 10:C

Khi mắc song song hai bóng trên thì cả hai bóng đều sáng bình thường.

Câu 11:B

Công thức tính công suất điện là P = U.I

Câu 12:C

Công suất tỏa nhiệt trên dây P = I2R = (2.10-3)2.3000 = 12.10-3 W = 0,012W.

Câu 13:D

Điện năng sử dụng trong 1 giờ A = P.t = 75.3600 = 270000J = 270kJ

Câu 14:B

Nhiệt lượng tỏa ra Q = I2Rt = 22.20.30.60 = 144 000J

Câu 15:C

Nhiệt nhận Q = cm∆to => ∆to = Q/cm = 30000/4200.4 = 1,78° ≈ 1,8°.

Nhiệt độ cuối t = to + ∆to = 20 + 1,8 = 21,8oC

Câu 16:D

Biện pháp sử dụng nhiều các thiết bị nung nóng là không tiết kiệm điện.

Câu 17:B

Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ (do mạt sắt tạo ra).

Câu 18:D

Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra 90° chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua.

Câu 19:A

Xung quanh bất kì dòng điện nào cũng có từ trường.

Câu 20:B

Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Để truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ

A. tăng 2 lần.

B. tăng 4 lần.

C. giảm 2 lần.

D. không tăng, không giảm.

Câu 2:Để tạo ra dòng điện cảm ứng người ta dùng các cách sau, cách nào là đúng?

A. Đưa cực nam châm lại gần ống dây.

B. Đưa cực nam châm ra xa ống dây.

C. Quay nam châm xung quanh 1 trục thẳng đứng.

D. Cả ba cách đều đúng.

Bộ đề thi Vật Lí lớp 9 Giữa kì 2 năm 2023 (4 đề)

Câu 3:Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây

A. luôn luôn tăng.

B. luôn luôn giảm.

C. luân phiên tăng, giảm.

D. luôn luôn không đổi.

Câu 4:Dòng điện xoay chiều có thể gây ra các tác dụng nào trong các tác dụng sau đây? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.

A. Tác dụng nhiệt, tác dụng từ.

B. Tác dụng nhiệt, tác dụng cơ.

C. Tác dụng nhiệt, tác dụng quang.

D. Tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ, tác dụng cơ.

Câu 5:Vì sao phải truyền tải điện năng đi xa?

A. Vì nơi sản xuất điện năng và nơi tiêu thụ điện năng ở cách xa nhau.

B. Vì điện năng sản xuất ra không thể để dành trong kho được.

C. Vì điện năng khi sản xuất ra phải sử dụng ngay.

D. Các lí do A, B, C đều đúng.

Câu 6:Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ứng dụng tác dụng nhiệt là chủ yếu? Dùng dòng điện xoay chiều để

A. nấu cơm bằng nồi cơm điện.

B. thắp sáng một bóng đèn neon.

C. sử dụng tivi trong gia đình.

D. chạy một máy bơm nước.

Câu 7:Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính để có thể tạo ra dòng điện là

A. nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực nam châm.

B. nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.

C. cuộn dây dẫn và nam châm.

D. cuộn dây dẫn và lõi sắt.

Câu 8:Khi có dòng điện một chiều, không đổi chạy trong cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì trong cuộn thứ cấp đã nối thành mạch kín

A. có dòng điện một chiều không đổi.

B. có dòng điện một chiều biến đổi.

C. có dòng điện xoay chiều.

D. không có dòng điện nào cả.

Câu 9:Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng, khi đặt vào hia đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là

A. 9V    B. 4,5V    C. 3V    D. 1,5V

Câu 10:Người ta truyền tải một công suất điện 10kW bằng một đường dây dẫn có điện trở 9Ω thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,25W. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là

A. 9000V    B. 45000V    C. 50000V    D. 60000V

Câu 11:Một tia sáng truyền từ thủy tinh ra ngoài không khí có góc khúc xạ r

A. bé hơn góc tới i.

B. lớn hơn góc tới i.

C. bằng góc tới i.

D. cả ba phương án A, B, C đều có khả năng xảy ra.

Câu 12:Khi một tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì có thể xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ.

B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ.

C. Có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.

D. Không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.

Câu 13:Trong hình sau, biết PQ là mặt phân cách giữa không khí và nước. I là điểm tới, IN là pháp tuyến. Hỏi cách vẽ nào biểu diễn đúng hiện tượng khúc xạ cảu tia sáng khi đi từ không khí vào nước?

A. Hình A    B. Hình B    C. Hình C    D. Hình D

Bộ đề thi Vật Lí lớp 9 Giữa kì 2 năm 2023 (4 đề)

Câu 14:Chiếu một tia sáng từ không khí vào thủy tinh, giảm dần góc tới, độ lớn góc khúc xạ thay đổi như thế nào?

A. Tăng dần.

B. Giảm dần.

C. Không thay đổi.

D. Lúc đầu giảm, sau đó tăng.

Câu 15:Ảnh của một vật sáng tạo bởi thấu kính phân kì là ảnh nào dưới đây?

A. Ảnh thật lớn hơn vật.

B. Ảnh thật nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo lớn hơn vật.

D. Ảnh ảo nhỏ hơn vật.

Câu 16:Dùng một thấu kính phân kì hứng ánh sáng Mặt Trời (chùm sáng song song) theo phương song song với trục chính của thấu kính. Thông tin nào sau đây là đúng?

A. Chùm tia ló là chùm sáng hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.

B. Chùm tia ló là chùm song song.

C. Chùm tia ló cũng là chùm sáng phân kì.

D. Các thông tin A, B, C đều đúng.

Câu 17:Chọn đáp án đúng trong các phát biểu sau?

A. Ảnh tạo bởi thấu kính phân kì luôn là ảnh thật.

B. Ảnh tạo bởi thấu kính phân kì luôn lớn hơn vật.

C. Ảnh tạo bởi thấu kính phân kì luôn ngược chiều với vật.

D. Vật sáng đặt trước thấu kính phân kì ở mọi vị trí đều cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

Câu 18:Chọn cách vẽ đúng trong hình sau.

Bộ đề thi Vật Lí lớp 9 Giữa kì 2 năm 2023 (4 đề)

A. Hình A và B

B. Hình B

C. Hình B và C

D. Hình C

Câu 19:Đặt một vật sáng trên trục chính và vuông góc với trục chính cách thấu kính hội tụ d = 8(cm) tiêu cự của thấu kính f = 12(cm). Ta thu được một ảnh loại gì cách thấu kính bao xa?

A. Ảnh thật, cách thấu kính 24(cm).

B. Ảnh thật, cách thấu kính 4,8(cm).

C. Ảnh thật, cách thấu kính 12(cm).

D. Ảnh ảo, cách thấu kính 24(cm).

Câu 20:Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ cho một ảnh ảo cao bằng 1/3 vật và cách thấu kính 12cm. Vị trí đặt vật cách thấu kính

A. 12(cm)    B. 18(cm)    C. 24(cm)    D. 36(cm)

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:A

Từ công thức Php = R. P2/U2 => để truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì điện trở R tăng gấp đôi, vì thế công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ tăng lên 2 lần.

Câu 2:D

Để tạo ra dòng điện cảm ứng ta có thể sử dụng cả ba cách A, B, C.

Câu 3:C

Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng, giảm.

Câu 4:D

Dòng điện xoay chiều có thể gây ra các tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ, tác dụng cơ.

Câu 5:D

Các lí do A, B, C đều đúng trong việc truyền tải điện năng đi xa.

Câu 6:A

Dùng dòng điện xoay chiều để nấu cơm bằng nồi cơm điện ứng dụng tác dụng nhiệt là chủ yếu.

Câu 7:C

Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính để có thể tạo ra dòng điện là cuộn dây dẫn và nam châm.

Câu 8:D

Khi có dòng điện một chiều trong cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì trong cuộn thứ cấp đã nối thành mạch kín không có dòng điện nào cả.

Câu 9:C

Theo công thức biến thế U1/U2 = N1/N2 ta có U2 = U1. N2/N1 = 12.50/200 = 3V

Câu 10:D

Từ công thức Php = R.P2/U2

Bộ đề thi Vật Lí lớp 9 Giữa kì 2 năm 2023 (4 đề)

Câu 11:B

Một tia sáng truyền từ thủy tinh ra ngoài không khí thì có góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i.

Câu 12:C

Khi một tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.

Câu 13:C

Cách vẽ hình C biểu diễn đúng hiện tượng khúc xạ của tia sáng khi đi từ không khí vào nước.

Câu 14:B

Chiếu một tia sáng từ không khí vào thủy tinh, giảm dần góc tới, độ lớn góc khúc xạ cũng giảm dần.

Câu 15:D

Ảnh của một vật sáng tạo bởi thấu kính phân kì là ảnh ảo nhỏ hơn vật.

Câu 16:C

Dùng một thấu kính phân kì hứng ánh sáng Mặt Trời ta sẽ được chùm tia ló cũng là chùm sáng phân kì.

Câu 17:D

Dựa vào đặc điểm ảnh tạo bởi thấu kính phân kì ta có vật sáng đặt trước thấu kính phân kì ở mọi vị trí đều cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

Câu 18:B

Trong các cách vẽ, chỉ có hình B là đúng.

Câu 19:D

Hình vẽ và lập luận dựa vào ∆ đồng dạng, ta có ảnh ở đây là ảnh ảo và chứng minh được:

=> d/d' = f/(f+d') ⇔ 8/d' = 12/(12+d')

12d’ = 8d’ + 96 ⇔ 4d’ = 96 ⇔ d’ = 24 (cm)

Vậy ảnh là ảo và thấu kính cách d’ = 24 (cm).

Câu 20:D

Dựa vào hình vẽ, Xét các tam giác đồng dạng OAB và OA’B’ ta có:

A'B'/AB = OA'/OA = d'/d = 1/3

OA = d = 3d’ = 3.12 = 36 (cm)

Bộ đề thi Vật Lí lớp 9 Giữa kì 2 năm 2023 (4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2023

Môn: Vật Lí 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Với thí nghiệm được bố trí như hình vẽ, dòng điện cảm ứng xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong trường hợp nào dưới đây?

A. Thanh nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ.

B. Thanh nam châm và cuộn dây chuyển động cùng chiều luôn cách nhau một khoảng không đổi.

C. Thanh nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ.

D. Thanh nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB.

Câu 2:Chiều dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín phụ thuộc vào

A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây nhiều hay ít.

B. chiều của đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây.

C. số vòng dây nhiều hay ít.

D. cuộn dây quay hay nam châm quay.

Câu 3:Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở R thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,2kW. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 110kV. Điện trở dây dẫn bằng

A. 50Ω    B. 500Ω    C. 121Ω    D. 242Ω

Câu 4:Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 1200 vòng, cuộn thứ cấp 60 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là

A. 9V    B. 11V    C. 22V    D. 12V

Câu 5:Khi góc tới bằng 0°. Góc khúc xạ sẽ bằng

A. 0°    B. 30°    C. 90°    D. 180°

Câu 6:Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là

A. ảnh thật, ngược chiều với vật.

B. ảnh thật, cùng chiều với vật.

C. ảnh ảo, ngược chiều với vật.

D. ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Câu 7:Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 8cm. Thấu kính cho ảo ảnh khi

A. vật đặt cách thấu kính 4cm.

B. vật đặt cách thấu kính 12cm.

C. vật đặt cách thấu kính 16cm.

D. vật đặt cách thấu kính 24cm.

Câu 8:Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB. Điều nào sau đây là đúng nhất?

A. OA = f    B. OA = 2f    C. OA > f    D. OA < f

Câu 9:Tia sáng nào sau đây truyền không đúng khi đi qua thấu kính phân kỳ?

A. Chùm tia tới song song với trục chính, cho chum tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm F’.

B. Chùm tia tới hướng đúng tiêu điểm F, chum tia ló song song với trục chính.

C. Chùm tia đi qua quang tâm, cho tia ló khúc xạ đi qua tiêu điểm.

D. Tia tới trùng với trục chính, tia ló truyền thẳng.

Câu 10:Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 10cm cho một ảnh cách thấu kính 6cm, cao 2cm. Tìm chiều cao của vật?

A. Vật cao 2cm.

B. Vật cao 5cm.

C. Vật cao 3,5cm.

D. Vật cao 4cm.

Câu 11:Biết tiêu cự của kính cận thị bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào dưới đây có thể làm kính cận thị?

A.Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm.

B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm.

C. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5cm.

D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm.

Câu 12:Ảnh của một vật khi nhìn qua kính lúp là

A. ảnh thật, lớn hơn vật.

B. ảnh ảo, lớn hơn vật.

C. ảnh thật, nhỏ hơn vật.

D. ảnh ảo, lớn hơn vật.

Câu 13:Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau.

Thể thủy tinh của mắt:

A. Là một thấu kính hội tụ.

B. Có độ cong thay đổi được.

C. Có tiêu cự không đổi.

D. Có tiêu cự có thể thay đổi được.

Câu 14:Một người bị cận thị, khi không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa mắt nhất là 50cm. Người đó phải đeo kính cận có tiêu cự là

A. 30cm.    B. 40cm.    C. 50cm.    D. 60cm.

Câu 15:Độ bội giác của một kính lúp là 5. Tiêu cự của kính có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. 5m    B. 5cm    C. 5mm    D. 5dm

Câu 16:Một tờ giấy màu vàng được chiếu sáng bằng một bóng đèn điện dây tóc,. Nếu nhìn tờ giấy đó qua hai tấm kính lọc màu đỏ và màu vàng chồng lên nhau thì ta thấy tờ giấy màu gì?

A. Vàng    B. Da cam    C. Lam    D. Đen

Câu 17:Trong bốn nguồn sáng sau đây, nguồn nào không phát ánh sáng trắng?

A. Bóng đèn pin đang sáng

B. Bóng đèn ống thông dụng

C. Một đèn LED

D. Một ngôi sao.

Câu 18:Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây? Chiếu một chùm sáng trắng

A. vào một gương phẳng.

B. qua một tấm thủy tinh mỏng.

C. qua một lăng kính.

D. qua một thấu kính phân kì.

Câu 19:Dưới ánh sáng đỏ, ta thấy một người mặc áo đỏ. Dưới ánh sáng trắng thì chiếc áo đỏ đó chắc chắn không phải là chiếc áo màu

A. trắng.    B. đỏ.    C. hồng.    D. tím.

Câu 20:Trường hợp nào sau đây là do tác dụng quang điện của ánh sáng?

A. Sấy, phơi khô các vật dụng.

B. Ion hóa các chất khí ở tầng cao khí quyển.

C. Tắm nắng để chữa bệnh còi xương ở trẻ em.

D. Dùng tia tử ngoại để tiệt trùng các dụng cụ y tế.

Câu 21:Khi động cơ điện hoạt động thì có sự chuyển hóa dạng năng lượng nào dưới đây?

A. Cơ năng thành điện năng.

B. Điện năng thành hóa năng.

C. Nhiệt năng thành điện năng.

D. Điện năng thành cơ năng.

Câu 22:Dụng cụ điện nào khi hoạt động, điện năng chỉ biến đổi thành nhiệt năng?

A. Máy khoan bê tông.

B. Quạt điện.

C. Máy cưa điện.

D. Bàn là điện.

Câu 23:Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau:

Khi máy biến thế hoạt động thì

A. dạng năng lượng ban đầu là điện năng.

B. dạng năng lượng thu được cuối cùng là điện năng.

C. dạng năng lượng hao phí là nhiệt năng tỏa ra ở các cuộn dây.

D. lượng điện năng tiêu hao lớn hơn lượng điện năng tụ được.

Câu 24:Dụng cụ nào sau đây có biến đổi điện năng thànhcơ năng?

A. Máy sấy tóc.

B. Đinamô xe đạp.

C. Máy hơi nước.

D. Động cơ 4 kì.

Câu 25:Ánh sáng Mặt Trời cung cấp một công suất 0,8kW cho mỗi mét vuông đất. Hiệu suất của pin Mặt Trời là 10%. Diện tích các mái nhà trong trường em là 2000m2, giả sử các mái nhà này đều là các tấm pin mặt trời thì sẽ cung cấp một công suất điện bao nhiêu cho trường em.

A. 200kW.    B. 180kW.    C. 160kW.    D. 140kW.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1:D

Trong các trường hợp trên, dòng điện cảm ứng xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong trường hợp thanh nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB.

Câu 2:B

Chiều dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín phụ thuộc vào chiều của đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây.

Câu 3:D

Từ công thức Php = R. P2/U2 => R = Php. U2/P2 = 200.1100002/1000002 = 242Ω

Câu 4:B

Theo công thức biến thế U1/U2 = N1/N2 ta có U2 = U1. N2/N1 = 220.60/1200 = 11V

Câu 5:A

Khi góc tới bằng 0° thì góc khúc xạ cũng bằng 0°

Câu 6:A

Đặt vật sáng AB nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là ảnh thật, ngược chiều với với vật.

Câu 7:A

Thấu kính cho ảnh ảo khi vật nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Vậy câu đúng là A.

Câu 8:B

Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ hội tụ cho ảnh A’B’ ngược chiều và cao bằng vật AB hì khi này vật cách thấu kính OA = 2f.

Câu 9:C

Đối với thấu kính phân kì chùm tia qua quang tâm luôn truyền thẳng.

Câu 10:B

Bộ đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 2 năm 2023 (4 đề)

Từ tam giác đồng dạng

Ta có: AB/A'B' = d/d' (1)

Mặt khác:

Bộ đề thi Vật Lí lớp 9 Học kì 2 năm 2023 (4 đề)

=> AB = A’B’ . 2,5 = 5 (cm)

Câu 11:A

Biết tiêu cự của kính cận thị bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt thì thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm là có thể làm kính cận thị.

Câu 12:B

Ảnh của một vật khi nhìn qua kính lúp là ảnh ảo, lớn hơn vật.

Câu 13:C

Thể thủy tinh của mắt là một thấu kính hội tụ có độ cong thay đổi được nên có tiêu cự có thể thay đổi được. Vậy câu sai là C.

Câu 14:C

Một người bị cận thị, khi không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa mắt nhất là 50cm người đó phải đeo kính cận có tiêu cự là 50cm.

Câu 15:B

Áp dụng công thức: G = 25/f => f = 25/G = 25/5 = 5cm

Câu 16:D

Nếu nhìn tờ giấy đó qua hai tấm kính lọc màu đỏ và màu vàng chồng lên nhau thì ta thấy tờ giấy là đen, vì khi đó ánh sáng không qua được hai tấm kính.

Câu 17:C

Một đèn LED phát ánh sáng màu nên nó là nguồn không phát ánh sáng trắng.

Câu 18:C

Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm chiếu một chùm sáng trắng qu một lăng kính.

Câu 19:D

Dưới ánh sáng trắng thì chiếc áo đỏ chắc chắn không phải là chiếc áo màu tím.

Câu 20:B

Tác dụng quang điện của ánh sáng thể hiện trong hiện tượng ion hóa các chất khí ở tầng cao khí quyển.

Câu 21:D

Khi động cơ điện hoạt động thì có sự chuyển hóa dạng năng lượng là điện năng thành cơ năng.

Câu 22:D

Bàn là điện là dụng cụ điện khi hoạt động, điện năng chỉ biến đổi thành nhiệt năng.

Câu 23:D

Khi máy biến thế hoạt động thì lượng điện năng tiêu hao nhỏ hơn nhiều lượng điện năng thu được. Vậy câu D là sai.

Khi máy biến thế hoạt động thì lượng điện năng tiêu hao lớn hơn lượng điện năng thu được.

Câu 24:A

Máy sấy tóc là dụng cụ có biến đổi điện năng thành cơ năng.

Câu 25:C

Công suất ánh sáng cung cấp: Ps = 0,8kW.2000 = 1600kW

Công suất điện do ánh sáng biến thành: Pđ = Ps.H = 10%.1600 = 160kW