Đạo đức lớp 5 - Giải bài tập SGK Đạo đức 5 hay, chi tiết


Đạo đức lớp 5 - Giải bài tập SGK Đạo đức 5 hay, chi tiết

Loạt bài Giải bài tập Đạo đức lớp 5 hay, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Đạo đức lớp 5 giúp bạn học tốt môn Đạo đức 5 hơn.

Đạo đức lớp 5 | Giải bài tập Đạo đức 5 hay nhất

Đạo đức 5 Bài 1: Em là học sinh lớp 5

Câu 1 trang 4 Đạo Đức lớp 5: Theo em, học sinh lớp 5 có gì khác so với học sinh các khối lớp khác trong trường.

Trả lời:

- Học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp của khối tiểu học cơ sở. Do đó cần phải nghiêm túc và quan tâm hơn trong việc học để thực hiện kì thi chuyển khối (nếu muốn vào trường khác).

- Học sinh lớp 5 là lớp lớn nhất trường, cần thực hiện nghiêm túc chấp hành nội quy của nhà trường để làm gương.

Bài 1 trang 5 Đạo Đức lớp 5: Theo em, học sinh lớp 5 cần phải có những hành động, việc làm nào dưới đây?

a) Thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

b) Thực hiện đúng nội quy của trường, của lớp.

c) Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do lớp, trường, địa phương tổ chức.

d) Nhường nhịn, giúp đỡ các em học sinh nhỏ.

e) Buộc các em nhỏ phải làm theo mọi ý muốn của mình.

f) Gương mẫu về mọi mặt cho các em học sinh lớp dưới noi theo.

Trả lời:

- Học sinh lớp 5 cần thực hiện những hành động a, b, c, d và f bởi đó là những hành động nên và cần làm trong suốt quá trình học tập và lớn lên chứ không chỉ với mỗi học sinh lớp 5.

- Hành động e là không nên bởi lẽ không ai có quyền ép buộc ai phải làm theo ý mình, cần phải tôn trọng những người khác dù cho nhỏ tuổi hơn mình.

Bài 2 trang 5 Đạo Đức lớp 5: Em thấy mình đã có những điểm nào xứng đáng là học sinh lớp 5?

Trả lời:

- Về ngoại hình, sức khỏe: phát triển cùng bạn bè trang lứa, có đầy đủ sức khỏe để học tập và vui chơi.

- Về học tập: Đủ điều kiện để thi qua lớp 4 và lên lớp 5. Luôn nghiêm túc lắng nghe giảng trong các môn học.

- Về đạo đức: thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Không vi phạm nội quy của nhà trường cũng như lớp học.

Bài 3 trang 5 Đạo Đức lớp 5: Hãy nêu những điểm mà em thấy mình còn phải cố gắng hơn để xứng đáng là học sinh lớp 5.

Trả lời:

- Gương mẫu hơn để các em nhỏ lớp dưới noi theo.

- Tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ để xây dựng lớp và trường học.

...............................................

...............................................

...............................................

Đạo đức 5 Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình

Câu 1 trang 7 Đạo Đức lớp 5: Đức đã gây ra chuyện gì?

Trả lời:

Đức đã đá quả bóng trúng vào bà Doan bán quán ở gốc cây đa đầu làng, làm hàng hàng hóa của bà bị đổ vỡ.

Câu 2 trang 7 Đạo Đức lớp 5: Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?

Trả lời:

Đức suy nghĩ mãi về chuyện đã gây ra và Đức biết rằng không trốn tránh được trách nhiệm và cần phải làm gì đó.

Câu 3 trang 7 Đạo Đức lớp 5: Theo em, Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt? Vì sao?

Trả lời:

- Đầu tiên Đức nên nhận lỗi với bà Doan và mong bà tha thứ về việc làm của ngày hôm đó.

- Tiếp theo là khắc phục hậu quả. Đức có thể xin tiền bố mẹ để đền bù đồ đạc bị vỡ của bà Doan hoặc xung phong phụ giúp bán hàng của bà Doan.

Bài 1 trang 7 Đạo Đức lớp 5: Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của người sống có trách nhiệm?

a) Trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận.

b) Đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn.

c) Đã nhận việc rồi nhưng không thích nữa thì bỏ.

d) Khi làm điều gì sai, sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi.

đ) Việc nào làm tốt thì nhận do công của mình, việc nào làm hỏng thì đổ lỗi cho người khác.

e) Chỉ hứa nhưng không làm.

g) Không làm theo những việc xấu.

Trả lời:

Những trường hợp là biểu hiện của người sống có trách nhiệm: a, b, d, g.

Bài 2 trang 8 Đạo Đức lớp 5: Em tán thành hay không tán thành với mỗi ý kiến dưới đây?

a) Bạn gây ra lỗi, mình biết mà không nhắc nhở là sai.

b) Mình gây ra lỗi, nhưng không ai biết nên không phải chịu trách nhiệm.

c) Cả nhóm cùng làm sai nên mình không phải chịu trách nhiệm.

d) Chuyện không hay xảy ra đã lâu rồi thì không cần phải xin lỗi.

đ) Không giữ lời hứa với em nhỏ cũng là thiếu trách nhiệm và có lỗi.

Trả lời:

Bài 3 trang 8 Đạo Đức lớp 5: Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống sau?

a) Em đi mượn sách của thư viện đem về, không may để em bé làm rách.

b) Lớp đi cắm trại, em nhận đem túi thuốc cứu thương. Nhưng chẳng may bị đau chân, em không đi được.

c) Em được phân công phụ trách nhóm năm bạn trang trí cho buổi Đại hội Chi đội của lớp, nhưng chỉ có bốn bạn đến tham gia chuẩn bị.

d) Khi xin phép mẹ đi dự sinh nhật bạn, em hứa sẽ về nấu cơm. Nhưng mải vui, em về muộn.

Trả lời:

a) Đưa cho thủ thư và sẵn sàng nhận lỗi đền bù cuốn sách bằng tiền. Tiền có thể xin bố mẹ và hứa sẽ đạt được thành tích gì đó hoặc làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ nhiều hơn.

b) Liên hệ với giáo viên chủ nhiệm hoặc bạn bè để nhờ cầm hộ hộp túi thương.

c) Nhờ một bạn nào đó và làm, nếu không nhờ được thì có thể liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để phân công thêm. Trong khoảng thời gian đợi thêm người thì làm luôn công việc với 4 người để không bị chậm tiến độ.

d) Về nhà xin lỗi mẹ và hứa sẽ làm bù trong những ngày tiếp theo.

...............................................

...............................................

...............................................

Đạo đức 5 Bài 3: Có chí thì nên

Câu 1 trang 9 Đạo Đức lớp 5: Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và học tập?

Trả lời:

- Nhà Trần Bảo Đồng nghèo, đông anh em, cha lại hay đau ốm nên càng khó khăn.

- Đồng phụ giúp mẹ bán bánh mì.

Câu 2 trang 9 Đạo Đức lớp 5: Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào?

Trả lời:

- Đồng biết sử dụng thời gian hợp lí mà còn có phương pháp học tập tốt.

- Đồng được học sinh giỏi 12 năm liên tiếp.

- Đỗ thủ khoa Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh và được học bổng Nguyễn Thái Bình.

Câu 3 trang 9 Đạo Đức lớp 5: Em học tập được những gì từ tấm gương đó?

Trả lời:

- Ý chí và nghị lực của Đồng là thứ để mọi người phải học tập.

- Mặc cho hoàn cảnh gia đình khó khăn và phải phụ giúp gia đình Đồng vẫn học tập rất giỏi.

Bài 1 trang 10 Đạo Đức lớp 5: Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của người có ý chí?

a) Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay, phải dùng chân để viết mà vẫn học giỏi.

b) Dù phải trèo đèo, lội suối, vượt đường xa để đến trường nhưng Mai vẫn đi học đều.

c) Vụ lúa này nhà bạn Phương mất mùa nên có khó khăn, Phương liền bỏ học.

d) Chữ bạn Hiếu rất xấu nhưng hai năm kiên trì rèn luyện, nay Hiếu viết vừa đẹp, vừa nhanh.

Trả lời:

- Những trường hợp biểu hiện người có ý chí: a, b, d.

- Trường hợp c) Mai có thể liên hệ với nhà trường nêu lên tình hình khó khăn của gia đình mình và mong muốn tạo điều kiện để có thể tiếp tục đi học.

a) Những người khuyết tật dù cố gắng học hành cũng chẳng để làm gì.

b) “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. (Tục ngữ)

c) Chỉ có con nhà nghèo mới cần có chí vượt khó, còn con nhà giàu thì không cần.

d) Con trai mới cần có chí.

đ) Kiên trì sữa chữa bằng được một khuyết điểm của bản thân (như nói ngọng, nói lắp, …) cũng là người có chí.

Bài 2 trang 11 Đạo Đức lớp 5: Em có nhận xét gì về những ý kiến dưới đây?

a) Những người khuyết tật dù cố gắng học hành cũng chẳng để làm gì.

b) “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. (Tục ngữ)

c) Chỉ có con nhà nghèo mới cần có chí vượt khó, còn con nhà giàu thì không cần.

d) Con trai mới cần có chí.

đ) Kiên trì sữa chữa bằng được một khuyết điểm của bản thân (như nói ngọng, nói lắp, …) cũng là người có chí.

Trả lời:

a) Hoàn toàn sai. Dù khuyết tật nhưng họ vẫn có thể lao động được những công việc đặc thù khác nhau. Cuộc đời không sinh ra ai là vô dụng, mỗi người đều có một vai trò riêng của mình và chưa được khám phá ra mà thôi. Ví dụ tiêu biểu nhất là thầy Nguyễn Ngọc Ký dù bị liệt cả hai tay những thầy vẫn có thể làm giáo viên.

b) Đúng. Có công sức kiên trì làm một việc gì đó thì sẽ gặt hái được thành công của mình.

c) Không sai hoàn toàn. Con nhà giàu cần vượt “sướng” và vươn lên để vượt giàu hơn nữa. Nói chung có ý chí là điều cần thiết của mỗi con người, không phân biệt nhà nghèo hay giàu.

d) Sai. Dù là con trai hay con gái cũng đều cần có ý chí trong cuộc sống.

đ) Đúng. Phải có ý chí nghị lực và kiên nhẫn thì mới có thể sữa chữa được những khuyết điểm đó

Bài 3 trang 11 Đạo Đức lớp 5: Hãy kể lại cho các bạn trong nhóm cùng nghe về một tấm gương “Có chí thì nên” mà em biết.

Trả lời:

Không sinh ra trong một gia đình giàu có, Harland Sander mồ côi cha năm 6 tuổi. Năm 1896, thân phụ của ông Harland qua đời nên người mẹ phải lao động để trang trải cho gia đình. Vào cái tuổi lên 6, cậu bé Harland đã phải lo lắng việc chăm sóc cho các em nhỏ của mình và làm rất nhiều công việc bếp núc. Một năm sau đó cậu đã thành thạo một vài món ăn địa phương. Trong suốt 30 năm sau, Sanders đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau, từ người điều khiển giao thông đến nhân viên đại lý bảo hiểm, nhưng trong suốt thời gian này, trình độ nấu ăn của ông vẫn không hề thay đổi.

Vào thập niên 30, Sanders khởi đầu sự nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang Kentucky. Tuy nhiên, đến năm 1950, một dự án về đường cao tốc liên bang và sự xuống dốc của nền kinh tế buộc Sanders phải bán lại cơ nghiệp ở Corbin, tiểu bang Kentucky, với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế. Tự tin vào hương vị món ăn của mình nên tuy đã vào tuổi 60, với 105 USD tiền trợ cấp xã hội nhận được, ông vẫn lên đường bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất cho những chủ nhà hàng nằm độc lập trên toàn nước Mỹ.

Khi nhu cầu và những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng về thức ăn lên cao, ông đã di chuyển nhiều nơi nhằm nâng cao năng suất của mình. Trong một thập kỷ sau, ông đã thành công với công thức pha chế bí mật của 11 loại hương vị và thảo mộc cùng với kỹ thuật nấu cơ bản mà vẫn được áp dụng đến ngày hôm nay.

Năm 1955, tự tin với chất lượng món gà rán của mình, ông tự phát triển và thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders đã có hơn 600 franchise ở Mỹ và ở Canada. Năm 1964 ông đã bán phần lợi nhuận 2 triệu USD của mình trong công ty Mỹ cho một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có John Y. Brown JR, người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky.

Dưới sự quản lý của người sở hữu mới, tập đoàn Gà rán Kentucky đã phát triển nhanh chóng. Công ty đã thực hiện cổ phần hóa ra công chúng vào năm 1966 và được liệt kê trên thị trường chứng khoán New York vào năm 1969 và được mua lại bởi PepsiCo vào năm 1986. Đến năm 1997 PepsiCo đã chuyển hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh, bao gồm cả nhãn hiệu KFC, sang một công ty về nhà hàng độc lập, gọi là Tricon Global Restaurant. Ngày nay, công ty nhà hàng (hiện giờ được gọi là tập đoàn Yum! Brands) là tập đoàn lớn nhất thế giới về số lượng cửa hàng với gần 35.000 cửa hàng trên khắp 110 quốc qua.

Bài 4 trang 11 Đạo Đức lớp 5: Trong cuộc sống và học tập của em có những thuận lợi, khó khăn gì? Hãy lập kế hoạch để vượt qua những khó khăn đó theo mẫu sau.

Trả lời:

Số thứ tự Khó khăn Những biện pháp khắc phục

1

2

3

Tiền bạc thiếu thốn

Học tập khó khăn

Ốm yếu

Đi làm thêm kiếm tiền.

Chăm chỉ học tập, cố gắng hơn.

Tập thể dục, rèn luyện sức khỏe.

...............................................

...............................................

...............................................