Viết dạng tổng quát các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân


Ôn tập chương 1 (Câu hỏi - Bài tập)

Câu hỏi ôn tập chương 1 Số học 6: Viết dạng tổng quát các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng

Trả lời

Giải Toán 6 | Để học tốt Toán 6

Câu hỏi ôn tập chương 1 Số học 6: Lũy thừa bậc n của a là gì?

Trả lời

Lũy thừa bận n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số là a.

Giải Toán 6 | Để học tốt Toán 6

Câu hỏi ôn tập chương 1 Số học 6: Viết công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số, chia hai lũy thừa cùng cơ số

Trả lời

- Tích hai lũy thừa cùng cơ số

Công thức : am.an = am + n

- Chia hai lũy thừa cùng cơ số

Công thức am:an = am – n

Câu hỏi ôn tập chương 1 Số học 6: Khi nào ta nói số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b?

Trả lời

Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên k sao cho a = b.k

Câu hỏi ôn tập chương 1 Số học 6: Phát biểu và viết dưới dạng tổng quát hai tính chất chia hết của một tổng.

Trả lời

- Tính chất 1: a ⋮ m và b ⋮ m ⇒ (a + b) ⋮ m

Tổng quát: Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.

Giải Toán 6 | Để học tốt Toán 6

- Tính chất 2: a không chia hết cho m và b ⋮ m ⇒ (a + b) không chia hết cho m

Tổng quát: Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số, còn các số hạng khác đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó.

Giải Toán 6 | Để học tốt Toán 6

Câu hỏi ôn tập chương 1 Số học 6: Phát biểu các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 9, cho 3.

Trả lời

Dấu hiệu chia hết:

- Các số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết chi 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.

- Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ nhưng số đó mới chia hết cho 5.

- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9.

- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3.

Câu hỏi ôn tập chương 1 Số học 6: Thế nào là số nguyên tố, hợp số? Cho ví dụ

Trả lời

- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước số là 1 và chính nó.

Vi dụ: 3, 7, 19 là các số nguyên tố

- Hợp số là các số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều ước hơn 2 ước.

Ví dụ : 8, 16, 40 là các hợp số.

- Chú ý: Số 0 và số 1 không là số nguyên tố và cũng không là hợp số.

Câu hỏi ôn tập chương 1 Số học 6: Thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau? Cho ví dụ

Trả lời

Nếu hai số đã cho không có thừa số nguyên tố chung thì ƯCLN của chúng bằng 1. Hai số có ƯCLN bằng 1 gọi là hai số nguyên tố cùng nhau.

Ví dụ : ƯCLN (8, 9) = 1

Do đó ƯCLN (8, 9) = 1

Do đó 8 và 9 là 2 số nguyên tố cùng nhau.

Câu hỏi ôn tập chương 1 Số học 6: ƯCLN của hai hay nhiều số là gì? Nêu cách tìm.

Trả lời

- Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó,

- Cách tìm ƯCLN:

Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:

- Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.

- Bước 2: CHọn ra các thừa số nguyên tố chung.

- Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm.

Câu hỏi ôn tập chương 1 Số học 6: BCNN của hai hay nhiều số là gì? Nêu cách tìm.

Trả lời

- Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.

- Cách tìm BCNN:

Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:

- Bước 1. Phân tích mỗi thừa số ra thừa số nguyên tố.

- Bước 2. CHọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.

- Bước 3. Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của đó. Tích đó là BCNN phải tìm.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Toán lớp 6 hay, ngắn gọn khác:

Mục lục Giải bài tập Toán 6:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.