Bài 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5, 4.6, 4.7, 4.8 trang 12 SBT Vật Lí 6


Bài 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5, 4.6, 4.7, 4.8 trang 12 SBT Vật Lí 6

Bài 4.1 trang 12 SBT Vật Lí 6: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá chìm hẳn vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào đúng?

A. V = 86cm3

B. V = 55cm3

C. V = 31cm3

D. V = 141cm3

Lời giải:

Vì thể tích nước ban đầu trước khi thả hòn đá là (V = 553). Thả hòn đá vào bình chia độ, mực nước bình chia độ dâng lên (V = 863). Vậy thể tích hòn đá là: V = V - V = 86 - 55 = 31 (3).

Bài 4.2 trang 12 SBT Vật Lí 6: Khi sử dụng bình tràn, bình chứa để đo thể thích của vật rắn không thấm nước, thì thể tích của vật bằng:

A. thể tích bình tràn

B. thể tích bình chứa

C. thể tích phần nước tràn ra bình tràn sang bình chứa

D. thể tích nước còn lại trong bình tràn

Lời giải:

Chọn C

Thể tích phần nước chứa tràn ra từ bình sang bình chứa chính là thể tích của vật rắn không thấm nước.

Bài 4.3 trang 12 SBT Vật Lí 6: Cho một bình chia độ, một quả trứng ( không bỏ lọt bình chia độ), một cái bát, một cái đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng

Lời giải:

- Cách 1: Lấy bát đặt trên đĩa, đổ nước vào bát thật đầy. Thả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa. Đổ nước từ đĩa vào bình chia độ, số chỉ đo được là thể tích của quả trứng

- Cách 2: đổ nước đầy bát, sau đó đổ nước từ bát vào bình chia độ (V1), bỏ trứng vào bát, đổ nước từ bình chia độ vào bát cho đầy, thể tích nước còn lại trong bình chia độ là thể tích quả trứng

Bài 4.4 trang 12 SBT Vật Lí 6: Hãy dùng bình chia độ của em và tìm các cách để đo thể tích của một quả bóng bàn ( hoặc một quả cam, chanh ...)

Lời giải:

Buộc hòn đá và quả bóng bàn với nhau, như vậy có thể làm chìm trong nước. Đo thể tích hòn đá và quả bóng bàn (Vo) và đo thể tích hòn đá cùng dây buộc (V1). Ta có thể tích của quả bóng bàn:

Vo – V1 = Vbóng bàn

Bài 4.5 trang 12 SBT Vật Lí 6: Làm thế nào để đo được thể tích của một vật có hình dạng bất kì và thấm nước bằng bình chia độ, chẳng hạn như viên phấn?

Lời giải:

Lấy đất sét bao quanh kín viên phấn rồi cho vào bình chia độ để đo thể tích viên phấn + đất sét. Sau đó bóc phần đất sét ra và cho vào bình chia độ để đo thể tích đất sét. Từ đó suy ra thể tích viên phấn

Bài 4.6 trang 12 SBT Vật Lí 6: Cho một cái ca hình trụ ( hoặc vỏ hộp sữa đã bỏ nắp), một thước chia tới mm, một chai nước, một bình chia độ ghi 1003, chia tới 23. Hãy tìm ba cách đổ nước vào tới mức nửa ca.

Lời giải:

- Cách 1: ta đo độ cao bằng thước. Đổ nước bằng 1/2 độ cao vừa đo được

- Cách 2: đổ nước vào đầy ca. Chia đôi lượng nước trong ca như sau:

a. Đổ nước từ ca sang bình chia độ. Nếu bình chứa hết ca nước, thì một nửa nước trong bình chia độ chính là một nửa ca nước

b. Nếu bình chứa 100cm3, mà trong ca vẫn còn nước, ta tiếp tục chia để lấy một nửa số nước còn lại trong ca theo cách trên. Cuối cùng tổng lượng nước trong các lần chia chính là một nửa ca nước

- Cách 3: đổ nước vào ca ( khoảng hơn nửa ca). Nghiêng dần ca từ từ cho đến khi mực nước trùng với đường thẳng nối điểm cao nhất của đáy ca và điểm thấp của miệng ca.

Bài 4.7 trang 12 SBT Vật Lí 6: Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100cm3 nước, đang đựng 60cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30cm3. Thể tích của vật rắn là bao nhiêu?

A. 40cm3

B. 90cm3

C. 70cm3

D. 30cm3

Lời giải:

Chọn C

Khi thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30cm3. Vậy tổng thể tích của vật và nước là:

Vv+n = 100 + 30 = 130 (cm3)

Thể tích của vật rắn là: Vvật = Vv+n - Vnước = 130 – 60 = 70 (cm3)

Bài 4.8 trang 12 SBT Vật Lí 6: Nếu dùng bình chia độ để đo thể tích của một vật rắn thì trong trường hợp nào sau đây, thể tích của vật rắn được tính bằng công thức: VR = VL+H – VL, trong đó VR là thể tích vật rắn, VL+R là thể tích đo chất lỏng chỉ khi đã bỏ vật rắn chìm vào chất lỏng trong bình chia độ, VL là thể tích chất lỏng trong bình?

A. Vật rắn thấm nước và chìm một phần trong chất lỏng

B. Vật rắn thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng

C. Vật rắn không thấm nước và chìm một phần trong chất lỏng

D. Vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng

Lời giải:

Chọn D

Nếu dùng bình chia độ để đo thể tích của một vật rắn thì đo được vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong chất lỏng.

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Vật Lí 6 khác:

Mục lục Giải sách bài tập Vật Lí 6:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.