X

Giải sách bài tập Vật Lí 9

Bài 22.6, 22.7, 22.8, 22.9 trang 51 SBT Vật Lí 9


Bài 22.6, 22.7, 22.8, 22.9 trang 51 SBT Vật Lí 9

Bài 6 trang 51 sách bài tập Vật Lí 9: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?

A Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên.

B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.

C. Đặt ở nơi đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc Nam.

D. Đặt ở đó kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc Nam.

Lời giải:

Chọn B. Để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường khi ta đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.

Bài 7 trang 51 sách bài tập Vật Lí 9: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?

A. Dùng ampe kế.

B. Dùng vôn kế.

C. Dùng áp kế.

D. Dùng kim nam châm có trục quay.

Lời giải:

Chọn D. Người ta dùng kim nam châm có trục quay để nhận biết từ trường.

Bài 8 trang 51 sách bài tập Vật Lí 9: Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là

A. lực hấp dẫn.

B. lực từ.

C. 1ực điện.

D. lực điện từ.

Lời giải:

Chọn D. Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là lực điện từ.

Bài 9 trang 51 sách bài tập Vật Lí 9: Có thể coi một dây dẫn thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được không? Vì sao?

A. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm để gần nó.

B. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên vật bằng sắt để gần nó.

C. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng không hút các vụn sắt về hai đầu dây như hai cục của nam châm thẳng.

D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kì điểm nào của dây.

Lời giải:

Chọn D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kì điểm nào của dây.

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Vật Lí 9 khác:

Mục lục Giải sách bài tập Vật Lí 9:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.