X

Giải vở bài tập Vật Lí 9

Vở bài tập Vật Lí lớp 9 - Giải vở bài tập Vật Lí 9 hay, ngắn nhất


Vở bài tập Vật Lí lớp 9 - Giải vở bài tập Vật Lí 9 hay, ngắn nhất

Tuyển tập các bài giải vở bài tập Vật Lí lớp 9 hay, ngắn nhất, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 9 giúp bạn củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập môn Vật Lí lớp 9.

Vở bài tập Vật Lí lớp 9 - Giải vở bài tập Vật Lí 9 hay, ngắn nhất

Chương 1: Điện học

Chương 2: Điện từ học

Chương 3: Quang học

Chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

A - Học theo SGK

I - THÍ NGHIỆM

2. Tiến hành thí nghiệm

Ghi các giá trị đo được vào bảng 1.

BẢNG 1

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 1 trang 3-4-5 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

C1. Từ kết quả thí nghiệm ta thấy: Khi tăng (hoặc giảm) hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

II - ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ

1. Dạng đồ thị

Bỏ qua những sai lệch nhỏ do phép đo thì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây.

C2. Vẽ đường biểu diễn mối quan hệ giữa I và U vào hình 1.1.

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 1 trang 3-4-5 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

Nhận xét: Đường biểu diễn mối quan hệ giữa I và U là: đường thẳng đi qua gốc qua tọa độ.

2. Kết luận

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

III - VẬN DỤNG

C3. Từ đồ thị hình 1.2 SGK:

   + Khi U = 2,5V thì I = 0,6A; U = 3,5V thì I = 0,9A

   + Từ một điểm M bất kì trên đồ thị ta dựng đường vuông góc với trục hoành, đường vuông góc này cắt trục hoành tại điểm có hoành độ UM, giá trị này cho ta biết hiệu điện thế ứng với điểm M. Tương tự ta dựng đường vuông với trục tung, đường vuông góc này cắt trục tung tại điểm có tung độ IM, đây là giá trị cường độ dòng điện.

Ví dụ: Điểm M có UM = 4V, IM = 1,0 A

C4. Điền những giá trị còn thiếu vào bảng 2.

BẢNG 2

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 1 trang 3-4-5 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

Lời giải:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 1 trang 3-4-5 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

C5. Trả lời câu hỏi đầu bài học: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.

B - Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Câu 1.1 trang 5 Vở bài tập Vật Lí 9: Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là:

Tóm tắt

U1 = 12 V; I1 = 0,5 A; U2 = 36V; I2 = ?

Lời giải:

Ta có: Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 1 trang 5 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

Vậy cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn khi U2 = 36 V là: I2 = 1,5 A

Câu 1.2 trang 5 Vở bài tập Vật Lí 9: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,5A tức là

Lời giải:

I2 = I1 + 0,5 = 1,5 + 0,5 = 2 A, hiệu điện thế phải là:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 1 trang 5 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

Câu 1.3 trang 5 Vở bài tập Vật Lí 9: Giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 2V tức là khi đó

Lời giải:

U2 = U1 – 2 = 6 – 2 = 4V, dòng điện chạy qua dây dẫn khi đó có cường độ là

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 1 trang 5 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

Câu 1.4 trang 5 Vở bài tập Vật Lí 9: Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 6mA.Muốn cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế là :

A. 3V                 B. 8V                  C. 5V                  D. 4V

Tóm tắt

U1 = 12V; I1 = 6mA = 0,006 A; I2 = I1 – 4mA = I1 – 0,004 A; U2 = ?

Lời giải:

Ta có: U2/I2 = U1/I1 , trong đó I2 = I1 – 0,004 A = 0,006 – 0,004 = 0,002 A, hiệu điện thế khi đó là

Chọn câu D: 4V.

2. Bài tập tương tự

Câu 1a trang 5 Vở bài tập Vật Lí 9: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V,thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là 0,9A.Nếu giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đi 2V,thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là bao nhiêu ?

A. 0,45A                  B. 0,30A                   C. 0,60A                  D. 2,70A

Lời giải:

Tóm tắt:

U1 = 6V

I1 = 0,9A

U2 = U1 - 2V = 4V

I2 = ? (A)

Ta có: Bài 1a trang 5 Vở bài tập Vật Lí 9 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

Chọn đáp án C

Câu 1b trang 5 Vở bài tập Vật Lí 9: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 6V, thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là 0,6A.Một bạn học sinh nói rằng ,muốn cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng thêm 0,3A,thì hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn sẽ là 18V.Theo em kết quả này đúng hay sai ? Vì sao ?

Lời giải:

Tóm tắt:

U1 = 6V

I1 = 0,6A

I2 = I1 + 0,3A = 0,9A

U2 = ? (V)

Ta có: Bài 1b trang 5 Vở bài tập Vật Lí 9 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

Vậy kết quả của bạn học sinh đó là sai.

Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm

A - Học theo SGK

I – ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN

1. Xác định thương số đối với mỗi dây dẫn

C1. Từ bảng 1 ở bài 1 ta có thương số U/I là: 5

      Từ bảng 2 ở bài 1 ta có thương số U/I là: 20

C2. Với mỗi dây dẫn thương số U/I là không đổi. Với hai dây dẫn khác nhau thì giá trị này khác nhau, như vậy thương số U/I phụ thuộc vào loại dây dẫn.

2. Điện trở

a) Trị số R = U/I không đổi đối với mỗi dây dẫn và được gọi là điện trở của dây dẫn đó.

b) Kí hiệu sơ đồ của điện trở trong mạch điện là: Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 2 trang 6-7 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

c) Đơn vị của điện trở: Ôm - ký hiệu Ω; 1 Ω = 1V/1A; 1KΩ = 1000 Ω; 1 MΩ = 1000000 Ω

d) ý nghĩa của điện trở: Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.

II – ĐỊNH LUẬT ÔM

1. Hệ thức của định luật: I = U/R

Trong đó: U đo bằng vôn (V)

I đo bằng ampe (A)

R đo bằng ôm (Ω)

2. Phát biểu định luật: cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

III – VÂN DỤNG

C3. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn: U = I.R = 15.0,5 = 6V.

C4.

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 2 trang 6-7 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

Vậy cường độ dòng điện qua dây dẫn thứ nhất lớn hơn cường độ dòng điện qua dây dẫn thứ hai là 3 lần.

B - Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

I –BÀI TẬP TRONG SÁCH BÀI TẬP

Câu 2.1 trang 7 Vở bài tập Vật Lí 9:

a) Từ đồ thị hình 2.1 giá trị cường độ dòng điện chạy qua mỗi dây dẫn khi hiệu điện thế đặt ở hai đầu dây là 3V là :

Dây dẫn 1: U = 3V thì I1 = 5mA

Dây dẫn 2: U = 3V thì I2 = 2mA

Dây dẫn 3: U = 3V thì I3 = 1mA

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 2 trang 7-8 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

b)

Cách 1:

Dây dẫn 1: U = 3V thì I1 = 5 mA thì R1 = 600 Ω

Dây dẫn 2: U = 3V thì I2 = 2 mA thì R2 = 1500 Ω

Dây dẫn 3: U = 3V thì I3 = 1 mA thì R3 = 3000 Ω

Từ kết quả đã tính ở trên (sử dụng định luật Ôm) ta thấy dây dẫn 3 có điện trở lớn nhất, dây dẫn 1 có điện trở nhỏ nhất

Cách 2.

Từ đồ thị, không cần tính toán, ở cùng một hiệu điện thế, dây dẫn nào cho dòng điện chạy qua có cường độ lớn nhất thì điện trở của dây đó nhỏ nhất. Ngược lại, dây dẫn nào cho dòng điện chạy qua có cường độ nhỏ nhất thì dây đó có điện trở lớn nhất.

Cách 3:

Ta có thể viết: I = U/R = (1/R).U ⇒ R là nghịch đảo của hệ số góc của các đường thẳng tương ứng trên đồ thị. Đồ thị của dây nào có độ nghiêng nhiều so trục nằm ngang (trục OU) thì có hệ số góc nhỏ hơn thì có điện trở lớn hơn.

Câu 2.2 trang 7 Vở bài tập Vật Lí 9:

a) Mắc điện trở này vào hiệu điện thế U = 6V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ: I1 = U1/R = 6/15 = 0,4 A

b) Cường độ dòng điện tăng thêm 0,3A tức là: I2 = 0,4 + 0,3 = 0,7A thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở khi đó là: U2 = I2.R = 0,7.15 = 10,5 V.

Câu 2.3 trang 7 Vở bài tập Vật Lí 9:

a) Đồ thị được vẽ trên hình 2.2.

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 2 trang 7-8 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

b) Nếu bỏ qua những sai số trong phép đo thì điện trở của vật dẫn đó là: R = 5 Ω

Câu 2.4 trang 7 Vở bài tập Vật Lí 9:

a) Cường độ dòng điện chạy qua R1:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 2 trang 7-8 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

b) Tính R2: Điện trở R2 là:

Vở bài tập Vật Lí 9 Bài 2 trang 7-8 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

2. Bài tập tương tự

II - BÀI TẬP BỔ SUNG

Câu 2a trang 8 Vở bài tập Vật Lí 9: Khi đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I.Hệ thức biểu thị định luật ôm được viết như thế nào?

Bài 2a trang 8 Vở bài tập Vật Lí 9 | Giải vở bài tập Vật Lí 9

Lời giải:

Theo định luật ôm ta có I = U/R ⇒ R = U/I

Chọn đáp án C

Câu 2b trang 8 Vở bài tập Vật Lí 9: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 2.3, trong đó R1 = 6 Ω, ampe kế chỉ 0,5 A.

a) Tìm số chỉ của Vôn kế.

b) Giữ nguyên UMN muốn số chỉ của ampe kế là 0,75A thì phải thay R1 bằng một điện trở khác có trị số bằng bao nhiêu.

Tóm tắt:

R1 = 6 Ω

I1 = 0,5A

a) Số chỉ của vôn kế = ?

b) I2 = 0,75A thì R2 = ?

Lời giải:

Bài 2b trang 8 Vở bài tập Vật Lí 9 | Giải vở bài tập Vật Lí 9