Giải Hóa học 11 trang 28 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với Giải Hóa học 11 trang 28 trong Bài 3: Ôn tập chương 1 Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 11 trang 28.
Giải Hóa học 11 trang 28 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 28 Hóa học 11: Hằng số KC của một phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nồng độ.
B. Nhiệt độ.
C. Áp suất.
D. Chất xúc tác.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Hằng số KC của một phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu hỏi 2 trang 28 Hóa học 11: Thêm nước vào 10 mL dung dịch HCl 1,0 mol/L để được 1 000 mL dung dịch A. Dung dịch mới thu được có pH thay đổi như thế nào so với dung dịch ban đầu?
A. pH giảm đi 2 đơn vị.
B. pH giảm đi 0,5 đơn vị.
C. pH tăng gấp đôi.
D. pH tăng 2 đơn vị.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Pha loãng dung dịch 100 lần thì nồng độ giảm 100 lần ⇒ pH tăng 2 đơn vị.
Câu hỏi 3 trang 28 Hóa học 11: Tính pH của các dung dịch sau:
a) Dung dịch NaOH 0,1 M;
b) Dung dịch HCl 0,1 M;
c) Dung dịch Ca(OH)2 0,01 M.
Lời giải:
a) NaOH → Na+ + OH-
0,1 → 0,1 M
Ta có: [H+].[OH]- = 10-14
Ta có: pH = -log[H+] = 13.
b) HCl → H+ + Cl-
0,1 → 0,1 M
Ta có: pH = -log[H+] = 1 M.
c) Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH-
0,01 → 0,02 M
Ta có: [H+].[OH]- = 10-14
Ta có: pH = -log[H+] = 12,3.
Câu hỏi 4 trang 28 Hóa học 11: Viết biểu thức hằng số cân bằng KC cho các phản ứng sau:
a) 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3 (g)
b) 2C(s) + O2(g) ⇌ 2CO(g)
c) AgCl(s) ⇌ Ag+(aq) + Cl-(aq)
Lời giải:
a) 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3 (g)
b) 2C(s) + O2(g) ⇌ 2CO(g)
c) AgCl(s) ⇌ Ag+(aq) + Cl-(aq)
KC = [Ag+].[Cl-]
Câu hỏi 5 trang 28 Hóa học 11: Cho cân bằng hoá học sau:
H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g) = -9,6 kJ
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.
B. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng áp suất thì cân bằng không bị chuyển dịch.
C. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng nồng độ H2 hoặc I2 thì giá trị hằng số cân bằng tăng.
D. Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Hằng số cân bằng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của phản ứng, không phụ thuộc vào nồng độ.
Câu hỏi 6 trang 28 Hóa học 11: Xét phản ứng xảy ra trong lò luyện gang:
Fe2O3 (s) + 3CO(g) ⇌ 2Fe(s) + 3CO2(g) ∆rHo < 0
Nêu các yếu tố (nồng độ, nhiệt độ, áp suất) cần tác động vào cân bằng trên để cân bằng chuyển dịch về bên phải (làm tăng hiệu suất của phản ứng).
Lời giải:
- Tăng nồng độ CO, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ CO, tức chiều thuận, chiều tăng hiệu suất phản ứng.
- ∆rHo < 0 ⇒ Chiều thuận toả nhiệt ⇒ Giảm nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm tăng nhiệt độ tức chiều thuận, chiều tăng hiệu suất phản ứng.
- Do phản ứng thuận nghịch có tổng hệ số tỉ lượng của các chất khí ở hai vế bằng nhau, việc thay đổi áp suất không làm ảnh hưởng đến cân bằng.
Câu hỏi 7 trang 28 Hóa học 11: Cho cân bằng hoá học sau:
CO(g) + H2O(g) ⇌ CO2(g) + H2(g)
Ở 700oC, hằng số cân bằng KC = 8,3. Cho 1 mol khí CO và 1 mol hơi nước vào bình kín, dung tích 10 lít và giữ ở 700oC. Tính nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng.
Lời giải:
Nồng độ ban đầu của khí CO là:
Nồng độ ban đầu của hơi nước H2O là:
CO(g) + H2O(g) ⇌ CO2(g) + H2(g)
Ban đầu: 0,1 0,1 0 0 M
Phản ứng: x x x x M
Cân bằng: (0,1 – x) (0,1 – x) x x M
Áp dụng công thức:
⇒ x2 = 8,3(x2 – 0,2x + 0,01)
⇔ 7,3x2 – 1,66x + 0,083 = 0
⇒ x = 0,074 (thoả mãn); x = 0,153 (loại do > 0,1).
Vậy ở trạng thái cân bằng:
[CO2] = [H2] = 0,074 M.
[CO] = [H2O] = 0,026 M.