X

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Nho Giáo

- Nho giáo chủ trương: dùng đạo đức để cai trị và tôn ti trật tự xã hội

- Sự phát triển:

+ Từ thời Hán, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.

+ Từ thời Đường, việc tổ chức khoa thi tuyển chọn quan lại đều lấy nội dung trong các sách đạo Nho => vị trí Nho giáo ngày càng vững chắc trong xã hội Trung Quốc.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Khổng Tử và các học trò (tranh vẽ thời Tống)

2. Văn học, sử học

- Văn học:

+ Đạt được nhiều thành tựu trên các thể loại: thơ, từ, phú, kịch,…

+ Thơ Đường được coi là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc có giá trị về nghệ thuật và hiện thực: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,..

+ Tiểu thuyết chương hồi ra đời từ thời Nguyên và đạt đến đỉnh cao dưới thời Minh - Thanh, tiêu biểu là các tác phẩm: Thủy Hử (Thi Nại Am), Tam Quốc Diễn Nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cầm).

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

“Tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc thời Trung đại

- Sử học:

+ Sớm thành lập cơ quan chép sử của nhà nước.

+ Biên soạn nhiều bộ sử lớn, như: Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử,…

+ Thời Minh - Thanh có những bộ bách khoa như: Vĩnh lạc đại điển và Tứ khố toàn thư.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Vĩnh lạc đại điển

3. Kiến trúc, điêu khắc và hội họa

- Kiến trúc: phát triển ở cả 3 loại hình:

+ Kiến trúc cung điện, ví dụ: Tử Cấm Thành; Cố cung…

+ Kiến trúc lăng tẩm, ví dụ: Thập Tam Lăng…

+ Kiến trúc tôn giáo, ví dụ: chùa Thiên Ninh, chùa Thiếu Lâm

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Quang cảnh một góc Thập Tam Lăng (lăng mộ 13 hoàng đế nhà Minh)

- Điêu khắc: Phong phú về đề tài và chất liệu, tiêu biểu nhất là: tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, tượng Phật trên núi Lạc Sơn….

- Hội họa: nổi tiếng là tranh thủy mặc (vẽ bằng mực tàu)

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Tranh thủy mặc

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay khác: