X

Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 (sách mới)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 đầy đủ của cả ba bộ sách mới Kết nối tri thức,Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay nhất, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung SGK Lịch Sử và Địa Lí 4 giúp em nắm rõ kiến thức bài học để học tốt môn Lịch Sử và Địa Lí 4 hơn.

Giải Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 (sách mới)




Lưu trữ: Giải Lịch Sử lớp 4 (sách cũ)

Phần 1: Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du

Phần 2: Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng

Phần 3: Vùng biển Việt Nam

Giải Địa Lí lớp 4 Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn

Trả lời câu hỏi Địa Lí 4 Bài 1 trang 70: Quan sát hình 1, em hãy:

+ Kể tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ.

+ Chỉ ra vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ.

+ Chỉ ra đỉnh núi Phan-xi-păng trên lược đồ và cho biết độ cao của nó.

Trả lời:

+ Những dãy núi chính ở Bắc Bộ: Dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Triều.

+ Vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ: nằm giữa sông Hồng và sông Đà.

+ Vị trí của đỉnh núi Phan-xi-păng là trên dãy Hoàng Liên Sơn, có độ cao là 3143m.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 4 Bài 1 trang 71:

- Chỉ vị trí của Sa Pa trên hình 1.

- Dựa vào bảng số liệu sau, em hãy nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.

Trả lời:

- Sa Pa nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, dưới đỉnh Phan-xi-păng, có độ cao 1570m so với mực nước biển.

- Nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 là 9ºC và tháng 7 là 20ºC.

Câu 1 trang 72 Địa Lí 4: Hãy chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam và nêu đặc điểm của dãy núi này.

Trả lời:

- Vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ: nằm giữa sông Hồng và sông Đà.

- Hoàng Liên Sơn là một trong những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta, chạy dài khoảng 180km và rộng gần 30km. Đây là dãy núi cao đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng hẹp và sâu. Dãy Hoàng Liên Son có đỉnh Phan-xi – pang cao nhất nước ta.

Câu 2 trang 72 Địa Lí 4: Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào?

Trả lời:

Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn có khí hậulạnh quanh năm, nhất là vào những tháng mùa dông có tuyết rơi.

+ Từ 2000m-2500m: mưa nhiều, rất lạnh.

+ Trên 2500m khí hậu lạnh hơn, gió thổi mạnh. Trên đỉnh núi mây mù hầu nhưu bao phủ quanh năm.

Câu 3 trang 72 Địa Lí 4: Chỉ và đọc tên những dãy núi khác trên Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.

Trả lời:

Những dãy núi chính ở Việt Nam dãy Sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Triều, Trường Sơn,

Giải Địa Lí lớp 4 Bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn

Trả lời câu hỏi Địa Lí 4 Bài 2 trang 73: Dựa vào bảng số liệu, hãy kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn dân cư từ nơi thấp đến nơi cao.

Trả lời:

Tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn dân cư từ nơi thấp đến nơi cao tho bảng số liệu:

+ dân tộc Thái cư trú ở dưới 700m.

+ dân tộc Dao cư trú ở khoảng từ 700-1000m.

+ dân tộc Mông cư trú ở độ cao trao 1000m.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 4 Bài 2 trang 75:

- Dựa vào hình 3 và vốn hiểu biết, em hãy kể tên một số hàng hóa bán ở chợ.

- Em có nhận xét gì về trang phục truyền thống của dân tộc trong các hình 4, 5, 6.

Trả lời:

- Tên một số mặt hàng bán ở chợ: vải, thổ cẩm, quần áo; rau, thực phẩm phục vụ hàng ngày trong bữa ăn; công cụ lao động (dao, liềm…); gai súc , gia cầm; các cây dược liệu làm thuốc,…

Câu 1 trang 76 Địa Lí 4: Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. Kể về lễ hội, trang phụ và chợ phiên của họ.

Trả lời:

- Một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Dao, Mông Thái, Sán Dìu,…

- Kể về lễ hội, trang phụ và chợ phiên của dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn:

+ Lễ hội: hội chơi núi mùa xuân , hội xuống đồng,… các lễ hội thường tổ chúc vào mùa xuân, có các họt động: thi hát, ném còn, múa sạp,…

+ Trang phục: Dân tộc ít người thường tự may quần áo, mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng. Trang phục dân tộc được may, thêu trang phục rất công phu và có màu sắc sặc sỡ.

+ Chợ phiên: chợ phiên sẽ họp vào những ngày nhất định, vào ngày này chợ thường rất đông. Đối với một số dân tộc, chợ phiền không chỉ là nơi trao đổi mua bán hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa, gặp gỡ kết bạn của nam nữ thanh niên.

Câu 2 trang 76 Địa Lí 4: Mô tả nhà sàn và hãy giải thích tại sao người dân ở miền núi thường làm nhà sàn để ở.

Trả lời:

Nhà sàn của người dân miền núi được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa… được dựng trên các cột trên mặt đất.

Người dân ở miền núi thường làm nhà sàn để ở do: tránh ẩm thấp và thú dữ, phía dưới có thể tận dụng nuôi gia súc gia cầm.

Giải Địa Lí lớp 4 Bài 3: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn

Trả lời câu hỏi Địa Lí 4 Bài 3 trang 76: Quan sát hình 1, em hãy cho biết ruộng bậc thang thường được làm ở đâu (đỉnh núi, sườn núi hay thung lũng)

Trả lời:

Ruộng bậc thang thường được làm ở sườn núi.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 4 Bài 3 trang 77: Quan sát hình 2, em hãy:

+ Kể tên một số mặt hàng thủ công chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn.

+ Hàng thổ cẩm thường được làm gì ?

Trả lời:

+ Tên một số mặt hàng thủ công chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn: vải, thổ cẩm, giỏ, các công cụ làm nương, dao, mác,…

+ Hàng thổ cẩm thường được phục vụ cho đời sống dân cư, bán cho các khách du lịch trong và ngoài nước.

Câu 1 trang 79 Địa Lí 4: Người dân ở Hoàng Liên Sơn Làm những nghề gì? Ngề nào là chính?

Trả lời:

- Người dân ở Hoàng Liên Sơn Làm những nghề: Trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp, khai thác khoáng sản.

- Nghề chính là: nghề nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 2 trang 79 Địa Lí 4: Kể tên một số mặt hàng thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn.

Trả lời:

Tên một số mặt hàng thủ công chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn: vải, thổ cẩm, khăn, mũ, túi, tâm khảm, giỏ, các công cụ làm nương, dao, mác,…