X

Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí Lớp 5

Lịch Sử lớp 5 - Giải bài tập SGK Lịch Sử lớp 5 hay nhất


Lịch Sử lớp 5 - Giải bài tập SGK Lịch Sử lớp 5 hay nhất

Để học tốt Lịch Sử lớp 5, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Lịch Sử 5, sẽ giúp em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và học tốt hơn môn Lịch Sử 5

Lịch Sử lớp 5 - Giải bài tập SGK Lịch Sử lớp 5 hay nhất




Giải Lịch Sử lớp 5 Bài 1: "Bình Tây Đại nguyên soái" Trương Định

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 5 Bài 1 trang 4: Điều gì khiến Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ?

Trả lời:

Điều khiến Trương Định phải băn khoăn và suy nghĩ là:

- Làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch.

- Nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến.

- Giữa lệnh vua và ý dân Trương Định chưa biết làm sao cho phải.

Câu 1 trang 6 Lịch Sử 5: Em hãy nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua?

Trả lời:

Những băn khoăn, sũy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua là:

- Làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch.

- Nhưng nếu tuân lệnh vua là phản bội lại ý chí của nhân dân vì nhân dân muốn tiếp tục chiến đấu.

Câu 2 trang 6 Lịch Sử 5: Em hãy cho biết tình cảm của nhân dân đối với Trương Định?

Trả lời:

        Nhân dân đã suy tôn Trương Định làm “Bình Tây Đại nguyên soái” điều này chứng tỏ nhân dân rất kính trọng, tin tưởng, yêu mến Trương Định.

Câu 3 trang 6 Lịch Sử 5: Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?

Trả lời:

        Để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân, Trương Định đã ở lại cùng nhân dân chống giặc.

Giải Lịch Sử lớp 5 Bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 5 Bài 2 trang 7: Theo em, qua những đề nghị nêu trên, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì?

Trả lời:

        Nguyễn Trường Tộ mong muốn được dùng những kiến thức, kinh nghiệm ông học được từ văn minh nước ngoài để canh tân đất nước, giúp đất nước phát triển.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 5 Bài 2 trang 7: Tại sao Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng?

Trả lời:

Người đầu sau kính trọng Nguyễn Trường Tộ vì ông là người học rộng tài cao, yêu tổ quốc, hết lòng suy nghĩ cho đất nước.

Câu 1 trang 7 Lịch Sử 5: Hãy nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?

Trả lời:

- Mở rộng quan hệ với nhiều nước, thông thương với thế giới.

- Thuê người nước ngoài giúp nhân dân ta khai thác nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.

- Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc,…

Câu 2 trang 7 Lịch Sử 5: Vua quan nhà Nguyễn có ý kiến như thế nào đối với những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ?

Trả lời:

- Trước những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ các quan trong triều có nhiều ý kiến trái ngược, người đồng tình, người phản đối.

- Vua Tự Đức không nghe theo đề nghị của Nguyễn Trường Tộ. Vua cho rằng dùng phương pháp cũ đã đủ điều khiển đất nước.

Giải Lịch Sử lớp 5 Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 5 Bài 3 trang 9: Em có biết trường học, đường phố nào mang tên các nhân vật lịch sử của phong trào Cần Vương?

Trả lời:

- Trường tiểu học Hàm Nghi (Đà Nẵng)

- Trường trung học cơ sở Đinh Công Tráng (Hà Nam)

- Trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng (Hà Nội)

- Đường Tôn Thất Thuyết (Hà Nội)

- Đường Phạm bành (Hồ Chí Minh)

- Đường Nguyễn Thiện Thuật (Đà Nẵng)

Câu 1 trang 9 Lịch Sử 5: Em hãy kể lại cuộc phản công ở kinh thành Huế?

Trả lời:

- Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 – 7 – 1885, theo lệnh Tôn Thất Thuyết quân ta tấn công vào đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp.

- Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, chúng ra sức cố thủ, đến gần sáng thì đánh trả lại.

- Quân giặc tiến vào kinh thành, mặc sức giết người, cướp của và tàn phá.

- Trước tình hình đó, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.

Câu 2 trang 9 Lịch Sử 5: Chiếu Cần vương có tác dụng gì?

Trả lời:

- Chiếu Cần vương có tác dụng kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.

- Từ đó, bùng nổ một phong trào chống Pháp mạnh mẽ kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, gọi là phong trào Cần vương.

....................................

....................................

....................................