SBT Hoạt động trải nghiệm Cánh diều Ứng xử với các thành viên trong gia đình
Haylamdo sưu tầm và biên soạn giải Sách bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Ứng xử với các thành viên trong gia đình sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong SBT HĐTN Ứng xử với các thành viên trong gia đình.
Giải SBT HĐTN 7 Ứng xử với các thành viên trong gia đình - Cánh diều
Hoạt động 1 trang 53 sách bài tập HĐTN 7: Cách chăm sóc người thân bị mệt, ốm
- Theo em, nếu người thân bị mệt, ốm thì sẽ mong muốn điều gì?
- Cảm xúc của người thân khi được em chăm sóc như thế nào?
Trả lời:
- Theo em, nếu người thân bị mệt, ốm thì sẽ mong muốn được chăm sóc, quan tâm, lắng nghe, chia sẻ,…
- Cảm xúc của người thân khi được em chăm sóc: vui vẻ, tự hào,…
Hoạt động 2 trang 53 sách bài tập HĐTN 7: Rèn luyện kĩ năng chăm sóc người thân bị mệt, ốm
- Nêu những lưu ý nên và không nên khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm.
Nên ……………………….. |
Không nên ……………………….. |
- Kể về cách em thực hiện chăm sóc người thân khi mệt, ốm và chia sẻ cảm nhận của mình.
Trả lời:
- Nêu những lưu ý nên và không nên khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm.
Nên - Lấy nước, thuốc cho người thân uống sau đó đỡ người thân nằm lên giường nghỉ ngơi. - Cặp nhiệt độ cho người thân. - Khép cửa sổ phòng cho đỡ gió. - Lấy khăn ấm chườm lên trán và lau người, tay chân cho người thân. |
Không nên - Mở cửa sổ để gió lùa. - Có thái độ không phù hợp với người thân. - Nấu những mó ăn không phù hợp với người bệnh. |
- Kể về cách em thực hiện chăm sóc người thân khi mệt, ốm và chia sẻ cảm nhận của mình.
+ Hỏi han về tình trạng sức khoẻ của người thân.
+ Lấy nước cho người thân uống và đỡ họ nằm lên giường nghỉ ngơi.
+ Có các biện pháp xử lí thích hợp:
* Cặp nhiệt độ, chườm bằng khăn ấm.
* Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
* Xoa bóp cơ thể.
...
Cảm nhận của em: Em rất lo lắng, bối rối khi chăm sóc người thân khi mệt, ốm.
Hoạt động 3 trang 53 sách bài tập HĐTN 7: Lắng nghe tích cực trong gia đình
- Em hãy nêu những biểu hiện của lắng nghe tích cực và không tích cực trong gia đình.
- Ảnh hưởng của việc không lắng nghe tích cực đến các thành viên như thế nào?
Trả lời:
- Những biểu hiện của lắng nghe tích cực và không tích cực trong gia đình.
+ Biểu hiện của lắng nghe tích cực:
* Nhìn vào mặt người thân trong gia đình.
* Thể hiện sự tập trung, chăm chú lắng nghe.
* Có phản hồi thích hợp: gật đầu, trả lời câu hỏi,...
* Tiếp nhận góp ý một cách tích cực.
* Kiểm soát cảm xúc của bản thân.
+ Biểu hiện của lắng nghe không tích cực:
* Không đặt câu hỏi
* Chiếm lĩnh cuộc trò chuyện
* Không khuyến khích người nói
* Thường xuyên ngắt lời
* Giao tiếp bằng mắt không phù hợp
* Thường xuyên hít thở sâu hoặc thở dài
- Ảnh hưởng của việc không lắng nghe tích cực đến các thành viên: không tạo được sự thoải mái, vui vẻ, dễ chịu,… đối với các thành viên trong gia đình.
Hoạt động 4 trang 54 sách bài tập HĐTN 7: Thể hiện sự lắng nghe tích cực trong gia đình
Em thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Đánh dấu “+” vào các biểu hiện lắng nghe tích cực và dấu “-“ vào các biểu hiện không lắng nghe tích cực trong gia đình.
- Đánh dấu “v” vào biểu hiện của bản thân trong các cuộc trò chuyện với người thân trong gia đình.
- Tự đánh giá kết quả lắng nghe tích cực trong gia đình của bản thân và chia sẻ kết quả với bạn (mỗi dấu “v” ở hành động tích cực được cộng 1 điểm, mỗi dấu “v” ở hành động không tích cực bị trừ 1 điểm).
Biểu hiện |
Tích cực/ |
Tự |
Đặt câu hỏi để khuyến khích người khác nói. |
||
Duy trì giao tiếp bằng mắt với người nói. |
||
Vừa nói chuyện vừa tranh thủ làm việc khác. |
||
Thể hiện sự đồng cảm bằng cách gật đầu hoặc thay đổi nét mặt. |
||
Nhắc lại ý hiểu của mình về nội dung cuộc trò chuyện. |
||
Thường xuyên ngắt lời người nói để bày tỏ ý kiến. |
||
Thường “bỏ dở” cuộc trò chuyện. |
||
Kiểm soát cảm xúc bản thân ngay cả khi bất đồng ý kiến. |
||
Thích được nói nhiều hơn thành viên khác trong các cuộc trò chuyện. |
||
Không biểu lộ cảm xúc trong khi trò chuyện. |
||
Thở dài trong cuộc trò chuyện |
||
Tổng điểm |
Trả lời:
Em thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Đánh dấu “+” vào các biểu hiện lắng nghe tích cực và dấu “-“ vào các biểu hiện không lắng nghe tích cực trong gia đình.
- Đánh dấu “v” vào biểu hiện của bản thân trong các cuộc trò chuyện với người thân trong gia đình.
- Tự đánh giá kết quả lắng nghe tích cực trong gia đình của bản thân và chia sẻ kết quả với bạn (mỗi dấu “v” ở hành động tích cực được cộng 1 điểm, mỗi dấu “v” ở hành động không tích cực bị trừ 1 điểm).
Biểu hiện |
Tích cực/ |
Tự |
Đặt câu hỏi để khuyến khích người khác nói. |
+ |
v |
Duy trì giao tiếp bằng mắt với người nói. |
+ |
v |
Vừa nói chuyện vừa tranh thủ làm việc khác. |
- |
|
Thể hiện sự đồng cảm bằng cách gật đầu hoặc thay đổi nét mặt. |
+ |
v |
Nhắc lại ý hiểu của mình về nội dung cuộc trò chuyện. |
+ |
v |
Thường xuyên ngắt lời người nói để bày tỏ ý kiến. |
- |
|
Thường “bỏ dở” cuộc trò chuyện. |
- |
|
Kiểm soát cảm xúc bản thân ngay cả khi bất đồng ý kiến. |
+ |
v |
Thích được nói nhiều hơn thành viên khác trong các cuộc trò chuyện. |
- |
|
Không biểu lộ cảm xúc trong khi trò chuyện. |
- |
|
Thở dài trong cuộc trò chuyện |
- |
|
Tổng điểm |
5 |
- Em tự đánh giá kết quả lắng nghe tích cực trong gia đình của bản thân (mỗi dấu “v” ở hành động tích cực được cộng 1 điểm, mỗi dấu “v” ở hành động không tích cực bị trừ 1 điểm).