SBT Ngữ văn 10 Mùa hoa mận - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Mùa hoa mận sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

Giải SBT Ngữ văn 10 Mùa hoa mận - Cánh diều

Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Mùa hoa mận là ai và bộc lộ cảm xúc về điều gì?

A. Một người, một giọng đang chia sẻ với người đọc những rung động về thiên nhiên và con người miền Tây Bắc khi mùa xuân đến

B. Người cha vui “lòng căng cánh nỏ” trước những thay đổi mới mẻ của mùa xuân nơi bản làng

C. Người mẹ đang bộc lộ rung động, cảm xúc “xôn xang” khi nhận ra những tín hiệu của mùa xuân về trên những “cành mận bung cánh muốt”

D. “Lũ con trai”, “lũ con gái” trên bản làng Tây Bắc đang bộc lộ cảm xúc háo hức, tươi vui khi thấy mùa xuân về

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Một người, một giọng đang chia sẻ với người đọc những rung động về thiên nhiên và con người miền Tây Bắc khi mùa xuân đến

Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Phép điệp dòng thơ “Cành mận bung cánh muốt” không có tác dụng gì?

A. Giới thiệu về một loài cây chỉ được trồng ở vùng Tây Bắc

B. Nhấn mạnh ấn tượng về màu sắc, tín hiệu của mùa xuân miền Tây Bắc

C. Tạo ra nhịp điệu tươi vui cho lời thơ

D. Tạo sự liên kết giữa các khổ thơ

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Giới thiệu về một loài cây chỉ được trồng ở vùng Tây Bắc

Câu 3 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ “Nhà trình tường ủ hương nêp”?

A. Nhân hoá

B. So sánh

C. Ấn dụ

D. Hoán dụ

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Ẩn dụ

Câu 4 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Dòng nào chỉ ra các từ láy có trong bài thơ?

A. Háo hức, rộn ràng, xôn xang, hối hả

B. Háo hức, rộn rã, xôn xang, hối hả

C. Xôn xao, háo hức, rộn ràng, hối hả

D. Bóng bay, hối hả, rộn ràng, háo hức

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Háo hức, rộn ràng, xôn xang, hối hả

Câu 5 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.

Trả lời:

- Các biện pháp tu từ: 

+ Nhân hóa: Bóng bay nâng ước mơ; nhà trình tường ủ hương nếp, cành mận giục…

+ Ẩn dụ: Cành mận tượng trưng cho cả mùa xuân.

+ Phép điệp: Cành mận bung cánh muốt, giục, lũ con…

→ Có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc. 

Câu 6 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Tâm trạng, cảm xúc của con người hiện lên qua các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ ra sao?

Trả lời:

Qua việc liên tục nhắc đến những hình ảnh quen thuộc báo hiệu mùa xuân ở Tây Bắc, khi mùa hoa mận nở, cũng là lúc mọi người như đang được thúc giục, báo hiệu về một mùa xuân, mùa sum họp đã đến gần. Lúc này, tâm trạng, cảm xúc của con người là sự bồi hồi, nỗi nhớ thương sâu sắc của người xa quê, trong đó có tác giả.

Câu 7 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Tưởng tượng một “người đi xa” trong bài thơ đã “nhớ lối trở về” quê hương vào “mùa hoa mận”. Những cảm xúc, tâm trạng nào đang diễn ra trong tâm hôn của người đó? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) để ghi lại cảm xúc, tâm trạng ấy.

Trả lời:

Tôi đã nghĩ, Tây Bắc rộng lớn, núi rừng khá hiểm trở, chỉ với hình ảnh hoa mận trắng muốt, mình vẫn có thể nhớ được con đường có thể trở về quê hương. Khi những cánh hoa mận trắng, nhụy vàng bung nở cũng là lúc cái tết miền Tây Bắc đang đến gần. Bên những nếp nhà gỗ, hoa mận nở tràn lối đi vào bản, sà vào cả hiên nhà, hòa với màu áo xanh, áo đỏ của phụ nữ Mông đi chơi xuân, tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu trên rẻo cao. Thiếu nữ e ấp, bẽn lẽn trong những bộ váy xòe thấp thoáng giữa rừng mận trắng đi hội xuân. Ngoài kia hoa mận, hoa đào đang khoe sắc, khèn nhà ai đó đã ghép xong, quả pao đang chờ bàn tay ai đó đón lấy. Giữa khung cảnh nên thơ của núi rừng, đắm chìm trong hương sắc của hoa đào, hoa mận, bồng bềnh trong bầu không khí tết là tiếng kèn môi. Tiếng kèn môi réo rắt vọng ra từ núi, nhẹ như hơi thở mùa xuân giữa núi rừng bao la huyền bí khiến cho ta quên đi bao lo toan thường ngày để cảm nhận niềm hạnh phúc chứa chan tâm tình. Tiếng kèn như gọi mời lữ khách gần xa, khiến mỗi ai đến đây đều không khỏi ngẩn ngơ, mau mau chóng chóng quay lại lối về…

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: