X

Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Đợi mẹ - Ngắn nhất Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Đợi mẹ Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.

Soạn bài Đợi mẹ

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 98 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Khi đợi chờ một ai đó/một điều gì đó, cảm xúc em thấy rõ rệt nhất chính là sự háo hức, ngóng đợi xen lẫn sự hồi hộp, chút lo lắng, vui vẻ, hạnh phúc.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tưởng tượng: Em hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này?

Trả lời: 

Em hình dung về một em bé đang ngồi thấp thỏm, mong ngóng, chờ đợi người mẹ vẫn đang làm ngoài đồng chưa về.

2. Suy luận : Mẹ đã bế ai vào nhà? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy?

Trả lời: 

Mẹ đã bế em bé vào nhà. Dựa vào câu thơ "mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ", câu thơ ý chỉ "nỗi đợi" đã vô thức ăn sâu vào tâm tưởng, đi cả vào giấc mơ của em. Em bé không chỉ chờ đợi mẹ lúc tỉnh mà ngay cả trong mơ cũng đợi mẹ về.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Bài thơ "Đợi mẹ" là những rung cảm chân thành, xúc động của một trái tim luôn khát khao tình yêu thương của mẹ, mong mẹ bớt vất vả, nhọc nhằn với cuộc sống mưu sinh thường ngày.

Soạn bài Đợi mẹ | Ngắn nhất Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

- Cách gieo vần: vần lưng.

- Cách ngắt nhịp: 3/3, 2/3, 3/2.

- Cách ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt, dễ nhớ giúp bài thơ giàu sức gợi, giản dị, tự nhiên nhưng vẫn đầy sự sâu lắng.

Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tâm trạng đợi mẹ:

+ Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ.

+ Mẹ lẫn trên cánh đồng.

+ Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ.

+ Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa.

Biện pháp tu từ liệt kê. Liệt kê hàng loạt những chi tiết, hình ảnh gợi cảm xúc mong chờ mẹ.

+ Em bé mong ngóng, đợi chờ mẹ từng giây từng phút, nhìn đâu cũng thấy mẹ, chờ bước chân mẹ về.

Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Hình ảnh "Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ" đã cho em thấy ngày nào người mẹ cũng đi làm về muộn như thế, ngày nào em bé cũng chờ mẹ về trong nỗi nhớ mong. Nỗi mong chờ ấy lâu dần đã ăn sâu vào tiềm thức, tâm tưởng, đi cả vào giấc mơ của em.

Hình ảnh gợi cho em một suy nghĩ khác nữa, chỉ mong mẹ bớt vất vả, cuộc sống yên ổn hơn để mẹ được về sớm với em bé, để em bé được hưởng niềm vui hạnh phúc bên mẹ chứ không phải đợi đến mỏi mòn rồi ngủ quên bên bậu cửa.

Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

- Bài thơ "Đợi mẹ" là những rung cảm chân thành, xúc động của một trái tim luôn khát khao tình yêu thương của mẹ, mong mẹ bớt vất vả, nhọc nhằn với cuộc sống mưu sinh thường ngày.

- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy:

+ Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ.

+ Mẹ lẫn trên cánh đồng.

+ Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ.

+ Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa.

+ Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.

Câu 5 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Thông điệp: Tình yêu thương lớn lao, đặc biệt của em bé dành cho mẹ, là bức tranh khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả vì cuộc sống mưu sinh, vì nuôi con, yêu con.

Câu 6 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) :

Tình cảm gia đình có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với mỗi cá nhân mà còn với toàn xã hội. Với cá nhân, nếu được sống trong một gia đình thuận hòa, mọi người yêu thương lẫn nhau, ắt hẳn ta sẽ trở thành người giàu tình cảm, hòa đồng. Thế nhưng, nếu chẳng may bạn sinh ra trong một gia đình khuyết thiếu, các thành viên không quan tâm, chia sẻ với nhau, bạn sẽ dễ đánh mất bản thân và trở nên lạnh lùng khó gần. Tình cảm gia đình bền chặt là động lực giúp mỗi cá nhân cố gắng trong cuộc sống, giúp ta cảm thấy an yên và luôn được chia sẻ. Bên cạnh đó, nhờ có gia đình luôn yêu thương, mỗi cá nhân sẽ dần hoàn thiện nhân cách và lan tỏa tình yêu thương đến với cộng đồng.

Xem thêm các bài Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: