X

Soạn văn 8 Kết nối tri thức

Top 30 Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 30 bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do - mẫu 1

Bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông là một tác phẩm gợi lên trong em rất nhiều những rung động. Hình ảnh hai cha con trong bài thơ thật ấm áp và thân thiết. Hành động nắm lấy tay con, dắt con đi, rồi mỉm cười xoa đầu con nhỏ của người cha khiến em cảm động vô cùng. Những hành động ấy thật gần gũi và bình dị. Như người cha yêu dấu vẫn thường làm với em. Qua đó, em như cảm nhận được tình cảm ấm áp, yêu thương trìu mến mà người cha dành cho đứa con của mình. Chính ông đã khơi gợi lên những tò mò, thích thú về thế giới xa lạ ngoài kia cho đứa con của mình. Thôi thúc đứa trẻ ấy đứng lên và khám phá những điều mới mẻ. Đó chính là sự bao la của tình cha vĩ đại. Và người con lớn lên trong tình thương ấy, cũng quấn quít và yêu thương cha của mình. Trong suy nghĩ non nớt, đứa trẻ đã mong mỏi mượn của cha cánh buồm trắng để rong ruổi ra khơi. Chính suy nghĩ ấy đã cho thấy sự tin tưởng, kính yêu mà người con dành cho cha mình. Cũng như trong tâm trí em, người cha luôn là mái nhà kiên cố nhất có thể che chắn mọi điều, không nề hà khó khăn. Những rung cảm về tình phụ tử thiêng liêng và ấm áp ấy, đã được bài thơ Những cánh buồm khơi gợi và ấp ủ trong em.

Dàn ý Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

- Mở đoạn: Giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.

- Thân đoạn:

+ Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

+ Nêu tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc, nét độc đáo của bài thơ.

- Kết đoạn: Nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do - mẫu 2

“Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử. Tác phẩm được viết theo thể thơ tự do với những câu thơ có độ dài khắc khác nhau, từ đó khiến cho bài thơ giống như một câu chuyện được kể lại - điều này đã góp phần tạo ra yếu tố tự sự. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Sau khi nghe câu trả lời, em bé chợt nhớ đến mẹ vẫn đang đợi mình ở nhà và từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở vào lòng. Tóm lại, “Mây và sóng” đã mang lại những cảm xúc thật đẹp đẽ cho người đọc.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do - mẫu 3

Bài thơ Đợi mẹ của nhà thơ Vũ Quần Phương là bài thơ viết theo thể thơ tự do mà em ấn tượng nhất. Bài thơ với các câu thơ dài ngắn bất đồng, không theo một quy luật cố định nào. Đặc biệt, có những câu thơ còn được tạo nên từ hai câu ngắn. Đặc điểm thú vị đó đã khiến bài thơ đồng nhất với mạch cảm xúc phập phồng của người con khi đang chờ mẹ về. Sự gắn kết giữa những dòng thơ với thủ pháp gieo vần lưng, đã nối các cung bậc cảm xúc ấy lại, tạo thành một dải nối liền. Nhân vật trữ tình là một em bé, đang chờ mẹ đi làm đồng chưa về. Điệp ngữ “em bé nhìn” xuất hiện ba lần đã khắc họa rõ hành động của em. Em đang chờ mẹ, chờ sự xuất hiện của mẹ từ các hướng xung quanh mình. Đầu tiên em nhìn lên cao, nhìn vâng trăng nhưng không thấy mẹ. Rồi em nhìn ra ra trước mặt, xa xắm - đó là cánh đồng lúa, nhưng nó đã lẫn vào bóng tối rồi nên em chẳng thấy mẹ. Cuối cùng em nhìn vào trong nhà, nơi vốn phải ấm áp nay lại lạnh lẽo trống trải, bởi mẹ vẫn chưa về, nên bếp lửa còn chưa nhen. Dường như, cả trăng, cả cánh đồng, cả bếp lửa và cả đom đóm đều cùng em bé nhớ mẹ. Tất cả nằm im, không làm gì cả, chỉ ngồi đó và khắc khoải chờ mẹ mà thôi. Cuối cùng, nỗi nhớ ấy đã được bộc bạch trực tiếp qua hình ảnh “chờ tiếng bàn chân mẹ”. Trời đã tối quá rồi, em không thể nhìn thấy dáng mẹ bằng mắt trong đêm đen, nên chuyển sang ngóng đợi tiếng bàn chân của mẹ. Đó là âm thanh mẹ đang lội bùn ì oạp ở đồng xa. Cuối bài thơ, người mẹ đã trở về nhà nhưng con đã ngủ quên mất. Người con ngủ say rồi nhưng vẫn còn chờ mẹ. Sự chờ đợi ấy đi theo em cả vào giấc mơ, ngự trị trong tâm trí non nớt của em. Chính vì vậy, mà tác giả đã hoán dụ hình ảnh người con trong “nỗi đợi vẫn nằm mơ”. Qua bài thơ Đợi mẹ, em cảm nhận được tình yêu thương thuần khiết và sâu sắc của người con dành cho mẹ của mình. Dù trời đã tối, dù xung quanh có những sự vật tươi đẹp như trăng non, đom đóm, hoa mận… thì em vẫn chỉ chăm chú đợi mẹ về. Mẹ là tất cả yêu thương, là tất cả nỗi mong chờ, là cả thế giới của em. Tình mẫu tử đã hiện lên qua bài thơ thiêng liêng như thế đó.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do - mẫu 4

Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu luôn khao khát sống và sống gấp, sống vội. Nếu ở khổ thơ đầu và khổ thứ hai là tình yêu mãnh liệt cùng với sự nuối tiếc chia lìa thì đoạn thơ cuối bài là lời giải đáp cho câu hỏi: sống vội vàng là như thế nào. Cụm từ “mau đi thôi” như một lời thúc giục khi tác giả nhận ra rằng vẫn còn kịp để yêu thương và sống trọn vẹn với tuổi xuân cho đến phút cuối cùng. Phải rồi! “mùa chưa ngả chiều hôm”, xuân vẫn còn đó, người đang yêu tha thiết thì tại sao phải nghĩ nhiều đến chia lìa để hao hụt niềm vui hiện tại. Vì thế mà Xuân Diệu bừng tỉnh và giọng điệu thơ trở lại sự nồng nhiệt thiết tha. Điệp từ “ta muốn” tạo thành một cấu trúc câu đều đặn, hối hả như thúc giục mọi người hãy yêu quý tuổi trẻ của mình, hãy làm những điều mà chỉ có tuổi trẻ mới làm được và trước hết là say đắm với thiên nhiên, tình yêu của mùa xuân. Thêm vào đó là các động từ chỉ tâm thế: ôm, riết, say, thâu, cắn diễn tả được tình cảm vồ vập và niềm khao khát tận hưởng đến tham lam. Các động từ này có sự tăng tiến rõ rệt trong ước muốn. Ban đầu chỉ là một cái ôm nhẹ nhàng nhưng ôm nào đủ cho sự khát khao, phải siết mạnh thì mới cảm nhận được tình yêu. Khi gần bên, nhà thơ say sưa thâu tóm tất cả vào mình và cuối cùng là hành động mạnh nhất là cắn, như muốn chiếm hữu làm của riêng. Những câu thơ tiếp theo, Xuân Diệu sử dụng điệp từ cho kết hợp với tính từ “no nê, chếnh choáng, đã đầy” để khẳng định tâm thế của một con người lúc nào cũng hòa mình vào thiên nhiên, cuộc sống. Không phải chỉ vừa đủ mà để cuộc đời hóa thân thành tâm hồn, tâm hồn thì chan chứa tình yêu. Sự cộng hưởng của điệp từ “và” tạo nên sự rộng lớn, bao quát như chính vòng tay tham lam muốn ôm trọn tất cả của nhà thơ. Bài thơ khép lại trong sự hóa thân từ cái tôi cá nhân nhỏ bé thành cái ta chung. Nhà thơ đi từ những khát vọng riêng tư vươn lên thành khát vọng muốn được sông đẹp và cống hiến trọn vẹn với vũ trụ, đất trời. “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người”, câu thơ mới lạ và táo bạo. Cảm xúc được cụ thể hóa bằng hành động cũng là điều hợp lí trong trái tim của nhà thơ đang yêu điên cuồng.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do - mẫu 5

Lá đỏ được nhà thơ Nguyễn Đình Thi chắp bút sau khi đến với mảnh đất Tây Nguyên, trong buổi nơi đây đang trải qua những ngày tháng khốc liệt nhất của trận chiến chống Pháp. Với thể thơ tự do và cách ngắp nhịp, gieo vần phóng khoáng, linh hoạt, bài thơ đã khắc họa được bối cảnh Trường Sơn hùng vĩ cùng khí thế hào hùng, tâm thái lạc quan của quân ta. Người lính trong bài thơ chợt gặp một “em gái tiền phương” giữa chốn rừng núi. Lá rừng đỏ rơi ào ào như cơn mưa, tạo khung cảnh đậm chất trữ tình cho cuộc gặp gỡ ấy. Người lính trẻ ví “em gái tiền phương” với quê hương, đã giúp người đọc tưởng tượng ra vẻ đẹp mộc mạc, bình dị và gần gũi của cô gái ấy. Với người lính, những cô gái đó là hiện thân của hậu phương, của quê hương - điểm tựa tinh thần cho các anh vững tay súng, chắc bước chân. Cuộc gặp gỡ ấy diễn ra chóng vánh, bời ai cũng vội vã với nhiệm vụ của mình. Đoàn quân rời đi hướng Trường Sơn nhòa khói lửa. Hình ảnh vừa hùng vĩ vừa lãng mạn, lại hào hùng. Các anh rời đi, mang theo khát vọng độc lập của hậu phương, thẳng tiến vào Sài Gòn. Với quyết tâm và hi vọng ngút ngàn, người lính để lại lời hẹn gặp mặt tại Sài Gòn. Khi đó, đất nước đã độc lập, hậu phương và tiền tuyến sẽ đoàn tụ với nhau. Đó không chỉ là một lời hứa mà còn là một thời thề mang nặng quyết tâm của người lính. Những con người quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Kết thúc bài thơ, là nụ cười và đôi mắt trong veo của em gái tiền phương. Đó là ánh nhìn của sự tin tưởng và hi vọng của hậu phương dành cho những người lính. Tác phẩm thơ Lá đỏ đã kể lại cuộc gặp gỡ chóng vánh đầy thi vị giữa chốn Trường Sơn bom đạn, giúp em cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh. Và thấu hiểu được những hi sinh cùng khát vọng của những người lính và cả hậu phương trong chiến tranh.

Xem thêm các bài văn mẫu 8 Kết nối tri thức hay khác: