Soạn bài Ôn dịch thuốc lá ngắn nhất


Soạn bài Ôn dịch thuốc lá

Xem thêm Tóm tắt: Ôn dịch thuốc lá

Bố cục:

- Phần 1: Từ đầu đến "nặng hơn cả AIDS": Lời cảnh báo ôn dịch thuốc lá.

- Phần 2: Tiếp đến "con đường phạm pháp": Bàn về tác hại của thuốc lá.

- Phần 3: Còn lại: Lời kêu gọi chống thuốc lá.

Câu 1 (trang 121 sgk Văn 8 Tập 1):

- Tác giả dùng dấu phẩy ngăn cách từ "ôn dịch" và từ "thuốc lá" là có lí do.

- Có thể sửa được tên của nhan đề thành "Ôn dịch thuốc lá" hoặc "Thuốc lá là một loại ôn dịch" được nhưng không nên sửa. Bởi tác giả đặt "ôn dịch" và "thuốc lá" ngang hàng nhau, nghĩa là coi thuốc lá như một loại ôn dịch, nếu thêm từ "là" nó lại giống so sánh.

Câu 2 (trang 121 sgk Văn 8 Tập 1):

- Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo về việc đánh giặc trước bởi vì:

+ Thuốc lá cũng là một loại giặc cần phải chống.

+ Hơn nữa đây lại là một loại giặc rất nguy hiểm vì nó không làm cho con người chết ngay tức khắc mà sẽ tác động dần vào cơ thể để con người chết dần chết mòn, và chính vì con người không thấy ngay tác hại nên nhiều người vẫn mắc phải. Thậm chí còn vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe người khác.

- Việc so sánh đó có tác dụng rất lớn trong lập luận:

+ Làm cho lập luận thêm chặt chẽ.

+ Hình ảnh so sánh thú vị làm cho người đọc liên tưởng rõ nét, sinh động hơn.

Câu 3 (trang 121 sgk Văn 8 Tập 1):

- Tác giả đặt giả định: "Có người bảo tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!" trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá nhằm phản bác và ngăn chặn ý kiến đó.

+ Sau khi đưa ra giả định tác giả đi vào phân tích: vấn đề hút thuốc không phải là vấn đề riêng của mỗi người mà nó còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

+ Hút thuốc là quyền riêng tư, nhưng hút thuốc nơi đông người làm ô nhiễm bầu không khí của những người khác, những người vô tình hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ mắc các bệnh về phổi cao hơn chính những người hút. Những bà mẹ mang thái hít phải khói thuốc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đứa con.

→ Tác giả đã dùng những quyền chính đáng để bác bỏ quyền không chính đáng của những người hút thuốc và còn cho rằng hút thuốc là một tội ác.

Câu 4 (trang 122 sgk Văn 8 Tập 1): Tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu-Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị:

- Khẳng định nước ta nghèo nhưng hút thuốc lá nhiều hơn các nước Âu-Mĩ gây tốn kém.

- Nước ta còn rất nhiều bệnh dịch, rất nhiều vấn đề nhưng lại đi đua đòi theo họ, với họ một bao thuốc giá trị rất nhỏ còn với nước ta hút thuốc vô cùng tốn kém.

- Các nước đó hiện đang có chiến dịch chống thuốc lá mạnh mẽ và đã giảm thiểu được rất nhiều mà chúng ta lại chưa có những hành động cụ thể nào.

→ Tác giả đưa ra những số liệu đó khiến cho người đọc thấy được sự cấp thiết của việc đứng lên chống lại ôn dịch thuốc lá.

Luyện tập

Câu 1 (trang 122 sgk Văn 8 Tập 1):

Lứa tuổi/Lí do 15-20 20-25 25-30
Tổng số người 20 10 20
Vui bạn, nể bạn 2 2 1
Tò mò, bắt chước 10 3 0
Giải buồn 3 3 3
Thói quen 5 2 15

Câu 2 (trang 122 sgk Văn 8 Tập 1): Cảm nhận của em:

- Tình trạng hút thuốc lá vì vui bạn, nể bạn đang ở mức rất cao, chiếm số lượng lớn. Đây là một thực tế đáng buồn.

- Mà thực chất ở những đối tượng này chúng ta hoàn thành có thể ngăn chặn nếu có sự tuyên truyền rộng rãi và hiệu quả.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 8 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.