Giải Toán 8 trang 103 Tập 1 Cánh diều


Với Giải Toán 8 trang 103 Tập 1 trong Bài 3: Hình thang cân Toán lớp 8 Tập 1 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 8 trang 103.

Giải Toán 8 trang 103 Tập 1 Cánh diều

Luyện tập 2 trang 103 Toán 8 Tập 1: Một ô cửa sổ có dạng hình chữ nhật với chiều dài là 120 cm và chiều rộng là 80 cm. Người ta mở rộng ô cửa sổ đó bằng cách tăng độ dài cạnh dưới về hai bên, mỗi bên 20 cm (mô tả ở Hình 29). Sau khi mở rộng thì ô cửa sổ đó có dạng hình gì? Tính diện tích của ô cửa sổ đó sau khi mở rộng.

Luyện tập 2 trang 103 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

Lời giải:

Giả sử ô cửa sổ được mô tả như hình vẽ dưới đây:

Luyện tập 2 trang 103 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

• Xét ΔAHD và ΔBKC có:

AHD^=BKC^=90°; AH = BK; HD = KC.

Do đó ΔAHD = ΔBKC (hai cạnh góc vuông).

Suy ra ADH^=BCK^ (hai góc tương ứng).

• Xét tứ giác ABCD có AB // DC (do AB // HK) nên là hình thang.

Lại có ADH^=BCK^ (chứng minh trên)

Suy ra hình thang ABCD là hình thang cân.

Vậy sau khi mở rộng thì ô cửa sổ đó có dạng hình thang cân.

• Ta có AB = HK = 80 cm.

            DC = DH + HK + KC = 20 + 80 + 20 = 120 (cm).

Diện tích của ô cửa sổ sau khi mở rộng là:

S=12.AB+DC.AH=12.80+120.120=12  000  cm2.

Bài 1 trang 103 Toán 8 Tập 1: Cho hình thang cân ABCD có AB // CD, AB < CD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, CD và T là giao điểm của AC và BD (Hình 30).

Chứng minh:

a) TAD^=TBC^,TDA^=TCB^;

b) TA = TB, TD = TC;

c) MN là đường trung trực của cả hai đoạn thẳng AB và CD.

Bài 1 trang 103 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

Lời giải:

a) Do ABCD là hình thang cân nên AC = BD và AD = BC (tính chất hình thang cân).

Xét ΔADC và ΔBCD có:

AD = BC; AC = BD; DC là cạnh chung

Do đó ΔADC = ΔBCD (c.c.c)

Suy ra CAD^=DBC^ (hai góc tương ứng)

Hay TAD^=TBC^.

Chứng minh tương tự ta cũng có: ΔABD = ΔBAC (c.c.c)

Suy ra BDA^=ACB^ (hai góc tương ứng)

Hay TDA^=TCB^.

b) Xét ΔTAD và ΔTBC có:

TAD^=TBC^; AD = BC; TDA^=TCB^.

Do đó ΔTAD = ΔTBC (g.c.g).

Suy ra TA = IB và TD = TC (các cặp cạnh tương ứng).

c) • Do TA = TB nên tam giác TAB cân tại T.

ΔTAB cân tại T có TM vừa là đường trung tuyến vừa là đường cao do đó TM là đường trung trực của đoạn thẳng AB nên TM AB.

• Do TD = TC nên tam giác TCD cân tại T.

ΔTCD cân tại T có TN vừa là đường trung tuyến vừa là đường cao do đó TN là đường trung trực của đoạn thẳng CD nên TN CD.

• Do AB // CD, TM AB, TN CD nên T, M, N thẳng hàng

Hay MN là đường trung trực của cả hai đoạn thẳng AB và CD.

Lời giải bài tập Toán 8 Bài 3: Hình thang cân hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: