X

Lý thuyết Toán 8 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Toán 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Toán 8 Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 8.

Lý thuyết Toán 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu

A. Lý thuyết

1. Thu thập dữ liệu

Có nhiều cách để thu thập dữ liệu như: thu thập từ các nguồn có sẵn, phỏng vấn, lập phiếu câu hỏi, quan sát, làm thí nghiệm,...Chúng ta cần tìm phương pháp phù hợp với lĩnh vực, mục đích cần thu thập.

Ví dụ 1.

Dữ liệu về

Phương pháp có thể sử dụng

Nhiệt độ của nước

Làm thí nghiệm, đo đạc bằng nhiệt kế

Tổng số dân của một xã

Thu thập từ các nguồn có sẵn, khảo sát, thống kê từng hộ

Số học sinh trong một lớp thích ăn kem

Phỏng vấn, lập phiếu khảo sát

2. Phân loại dữ liệu theo các tiêu chí

2.1. Phân loại dữ liệu định tính

Dữ liệu định tính được chia thành hai loại:

– Dữ liệu định tính là dữ liệu thể hiện cách gọi tên. Ví dụ: giới tính, màu sắc, nơi ở, nơi sinh,...

– Dữ liệu biểu thị thứ bậc là dữ liệu thể hiện sự hơn kém. Ví dụ: mức độ hài lòng, trình độ tay nghề, khối lớp,...

2.2. Phân loại dữ liệu định lượng

Dữ liệu định lượng nhận giá trị thực và được chia thành hai loại:

– Loại rời rạc là dữ liệu chỉ nhận hữu hạn giá trị hoặc biểu thị số đếm. Ví dụ: cỡ giày, số học sinh, số ngày công, số vật nuôi,...

– Loại liên tục là dữ liệu có thể nhận mọi giá trị trong một khoảng nào đó. Ví dụ: chiều dài, khối lượng, thu thập, thời gian,...

Ví dụ 2.

Cho các loại dữ liệu sau:

– Học lực của một số bạn học sinh trong lớp: Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung Bình, Yếu, Kém,...

– Các loại cây trong một khu vườn: cam, mít, xoài, ổi, táo,...

– Điểm kiểm tra môn Toán của các bạn Hà, Trang, Bình, An: 9,7,8,7

– Cân nặng (tính theo kilogam) của một số bạn học sinh trong lớp: 40; 39,5; 42; 38; 45;...

a) Tìm dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng trong các dữ liệu trên.

b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu nào có thể so sánh hơn kém?

c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu nào là rời rạc? Vì sao?

Hướng dẫn giải

a) Học lực của một số bạn học sinh trong lớp và Các loại cây trong một khu vườn là dữ liệu định tính.

Điểm kiểm tra môn Toán của các bạn Hà, Trang, Bình, An và Cân nặng (tính theo kilogam) của một số bạn học sinh trong lớp là dữ liệu định lượng.

b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, chỉ dữ liệu Học lực của một số bạn học sinh trong lớp có thể so sánh hơn kém.

c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu Điểm kiểm tra môn Toán của các bạn Hà, Trang, Bình, An là rời rạc vì nó chỉ nhận giá trị hữu hạn.

3. Tính hợp lí của dữ liệu

Có thể kiểm tra định dạng của dữ liệu hoặc mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu thống kê để nhận biết tính hợp lí của dữ liệu và các kết luận dựa trên các dữ liệu thống kê đó.

Ví dụ 3.

Thống kê số học sinh thích ăn kem của lớp 7A

(mỗi học sinh chỉ thích ăn 1 loại kem)

Loại kem

Số học sinh

Kem xoài

5

Kem mít

Cả tổ 2

Kem dưa hấu

3

Kem táo

•Dữ liệu: Cả tổ 2 không đúng định dạng (dữ liệu phải là số).

•Số liệu 12không hợp lý vì số học sinh không bao giờ là phân số.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. Đề xuất phương pháp thu thập dữ liệu cho các vấn đề sau:

a) So sánh tổng số huy chương vàng nhận được ở SEA Games 32 của Việt Nam và Thái Lan.

b) Số học sinh đạt điểm 8 trở lên môn Ngữ Văn của học sinh lớp 7A.

c) Mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng nền tảng mạng xã hội Facebook.

d) Tổng số học sinh Giỏi của một trường Trung học cơ sở.

Hướng dẫn giải

Dữ liệu

Phương pháp thu thập

a)

Thu thập từ nguồn có sẵn như sách, báo, Internet, …

b)

Lập phiếu khảo sát, phỏng vấn các học sinh trong lớp

c)

Phỏng vấn, lập phiếu khảo sát

d)

Thu thập từ nguồn có sẵn như báo, Internet,… hoặc phỏng vấn, lập phiếu khảo sát

Bài 2. Cho các dữ liệu sau:

• Các môn thể thao yêu thích của lớp 7A: Đá bóng, bóng rổ, cầu lông, bơi;

• Đánh giá của các bạn học sinh về chất lượng bài giảng: Tốt, Xuất sắc, Khá, Trung bình;

• Cân nặng (đơn vị kilôgam) của 5 bạn trong lớp: 43, 42, 45, 48, 50;

• Tên một số môn học của khối 7: Toán, Ngữ văn, Địa lí, …

•Màu sắc khi chín của một số loại trái cây: vàng, cam, đỏ, …;

•Điểm trung bình môn Toán của một số bạn học sinh: 5,5; 6,5, 7,8; …

a) Tìm dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng trong các dữ liệu trên.

b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu nào có thể so sánh hơn kém?

c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu nào là liên tục? Vì sao?

Hướng dẫn giải

a) Các môn thể thao yêu thích của lớp 7A; Đánh giá của các bạn học sinh về chất lượng bài giảng; Tên một số môn học của khối 7; Màu sắc khi chín của một số loại trái cây là các dữ liệu định tính.

Cân nặng (đơn vị kilôgam) của 5 bạn trong lớp; Điểm trung bình môn Toán của một số bạn học sinh là các dữ liệu định lượng.

b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu “Đánh giá của các bạn học sinh về chất lượng bài giảng” có thể so sánh hơn kém.

c)Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu “Cân nặng (đơn vị kilogam) của 5 bạn trong lớp” là dữ liệu liên tục vì nó có thể nhận mọi giá trị trong một khoảng nào đó.

Bài 3. Xét tính hợp lí của bảng thống kê sau:

Thống kê số huy chương bạc bạn Nam đạt được

trong kỳ thi thể thao của trường

Môn thể thao

Số huy chương bạc

Đá cầu

1

Bơi

0

Cầu lông

0,5

Điền kinh

Hoàn thành

Hướng dẫn giải

Dữ liệu: Số huy chương bạc “Hoàn thành” không đúng định dạng (dữ liệu phải là số).

Số liệu 0,5không hợp lí vì số huy chương bạc phải là số tự nhiên.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác: