X

Lý thuyết Toán 8 Kết nối tri thức

Lập phương của một tổng. Lập phương của một hiệu (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Toán 8 Bài 7: Lập phương của một tổng. Lập phương của một hiệu sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 8.

Lập phương của một tổng. Lập phương của một hiệu (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức

Lý thuyết Lập phương của một tổng. Lập phương của một hiệu

1. Lập phương của một tổng

+ Với hai số a, b bất kì ta thức hiện phép tính:

(a + b).(a + b)2 = (a + b).(a2 + 2ab + b2)

                       = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3

Vậy (a + b).(a + b)2 = (a + b)3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3.

+ Với A, B là hai biểu thức bất kì, ta có:

(A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3.

Ví dụ 1: Khai triển:

a) (x + 3)3 = x3 + 3.x2.3 + 3.x.32 + 33 = x3 + 9x2 + 27x + 27

b) (3x + y)3 = (3x)3 + 3.(3x)2.y + 3.3x.y2 + y3 = 27x3 + 27x2y + 9xy2 + y3.

Ví dụ 2: Viết biểu thức x3 + 12x2 + 48x + 6 dưới dạng lập phương của một tổng

Ta có: x3 + 12x2 + 48x + 64 = x3 + 3.x2.4 + 3.x.42 + 43 = (x + 4)3.

2. Lập phương của một hiệu

+ Với hai số a, b bất kì ta viết a – b = a + (–b) và áp dụng hằng đẳng thức lập phương của một tổng để tính (a – b)3

Ta có: [a + (–b)]3 = a3 + 3a2.(–b) + 3a.(–b)2 + (–b)3 = a3 – 3a2b + 3ab2 – b3.

Vậy (a – b)3 = a3 – 3a2b + 3ab2 – b3.

+ Với A, B là hai biểu thức bất kì, ta có:

(A – B)3 = A3 – 3A2B + 3AB2 – B3.

Ví dụ 3: Khai triển:

a) (x – 3)3 = x3 – 3.x2.3 + 3.x.32 – 33 = x3 – 9x2 + 27x – 27

b) (3x – y)3 = (3x)3 – 3.(3x)2.y + 3.3x.y2 – y3 = 27x3 – 27x2y + 9xy2 – y3.

Ví dụ 4: Viết biểu thức 8x3 – 36x2 + 54x – 27 dưới dạng lập phương của một hiệu.

Ta có: 8x3 – 36x2 + 54x – 27 = (2x)3 – 3.4x2.3 + 3.2x.32 – 33 = (2x – 3)3.

Bài tập Lập phương của một tổng. Lập phương của một hiệu

Bài 1. Khai triển:

a) (x + y2)3;                                                 

b)(x12y)3.

Hướng dẫn giải

a) (x + y2)3 = x3 + 3x2y2 + 3xy4 + y6;

b) Lập phương của một tổng. Lập phương của một hiệu (Lý thuyết Toán lớp 8) | Kết nối tri thức

Bài 2. Viết các biểu thức sau dưới dạng lập phương của một tổng hoặc một hiệu.

a) 125 + 150x + 60x2 + 8x3;

b) 64x3 – 48x2 + 12x – 1.

Hướng dẫn giải

a) 125 + 150x + 60x2 + 8x3 = 53 + 3.2x.52 + 3.(2x)2.5 + (2x)3 = (5 + 2x)3

b) 64x3 – 48x2 + 12x – 1 = (4x)3 – 3.(4x)2.1 + 3.4x.(–1)2 – (1)3 = (4x – 1)3.

Bài 3. Tính nhanh giá trị biểu thức:

a) 125 + 75x + 15x2 + x3 tại x = 5;

b) x3 – 9x2 + 27x – 27 tại x = 7.

Hướng dẫn giải

a) 125 + 75x + 15x2 + x3 = (5 + x)3

Thay x = 5, ta được (5 + 5)3 = 103 = 1000.

b) x3 – 9x2 + 27x – 27 = (x – 3)3

Thay x = 7, ta được (7 – 3)3 = 43 = 64.

Bài 4. Rút gọn các biểu thức sau:

a) (x – y)3 + (x + y)3;                                  

b) (3x + 4)3 + (3x – 4)3.

Hướng dẫn giải

a) (x – y)3 + (x + y)3

= x3 – 3x2y + 3xy2 – y3 + x3 + 3x2y + 3xy2 + y3

= 2x3 + 6xy2;

b) (3x + 4)3 + (3x – 4)3

= 27x3 + 108x2 + 144x + 64 + 27x3 – 108x2 + 144x – 64

= 54x3 + 288x.

Học tốt Lập phương của một tổng. Lập phương của một hiệu

Các bài học để học tốt Lập phương của một tổng. Lập phương của một hiệu Toán lớp 8 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay khác: