Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 19 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 19 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 19 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 19. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới - Kết nối tri thức

Câu 1. Nhân tố nào sau đây khiến cho tỉ suất sinh cao?

A. Phong tục tập quán lạc hậu.

B. Chính sách dân số có hiệu quả.

C. Chiến tranh, thiên tai tự nhiên.

D. Đời sống ngày càng nâng cao.

Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân nhập cư của Hoa Kì cao là do

A. chính sách mở cửa.

B. diện tích lãnh thổ rộng.

C. nền kinh tế phát triển.

D. nền chính trị ổn định.

Câu 3. Tỉ suất sinh thô của thế giới năm 2020 là 19% có nghĩa là

A. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em bị chết trong năm đó.

B. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em được sinh ra trong năm đó.

C. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em dưới 5 tuổi trong năm đó.

D. trung bình 1000 dân, có 19 trẻ em nguy cơ tử vong trong năm.

Câu 4. Xu hướng thay đổi tỉ suất sinh thô của các nhóm nước trên thế giới hiện nay là

A. nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô thấp hơn nhóm phát triển.

B. tỉ suất sinh thô nhóm nước phát triển giảm, đang phát triển tăng nhanh.

C. tỉ suất sinh thô các nhóm nước phát triển và đang phát triển tăng nhanh.

D. nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô cao hơn nhóm phát triển.

Câu 5. Nguyên nhân tỉ lệ nhập cư của một vùng lãnh thổ giảm là do

A. nền kinh tế phát triển.

B. chiến tranh và thiên tai.

C. tài nguyên phong phú.

D. mức sống ngày càng cao.

Câu 6. Nhân tố làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới tăng không phải là

A. thiên tai ngày càng nhiều.

B. chiến tranh ở nhiều nước.

C. phong tục tập quán lạc hậu.

D. Tiến bộ của y tế, giáo dục.

Câu 7. Các yếu tố nào sau đây là nguyên nhân làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới tăng?

A. Điều kiện đất, khí hậu, sông ngòi thuận lợi.

B. Tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật.

C. Chính sách phát triển dân số từng thời kì.

D. Chiến tranh, thiên tai tự nhiên ở nhiều nước.

Câu 8. Dân số Hoa Kì ngày càng tăng, chủ yếu do

A. khuyến khích sinh đẻ.

B. tỉ suất tử giảm mạnh.

C. người nhập cư lớn.

D. gia tăng tự nhiên cao.

Câu 9. Gia tăng cơ học không có ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số của

A. một quốc gia.

B. một khu vực.

C. vùng lãnh thổ.

D. toàn thế giới.

Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm do

A. sự tiến bộ về y tế, khoa học - kĩ thuật và chính sách.

B. sự phát triển kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng.

C. điều kiện sống, mức sống và thu nhập được cải thiện.

D. hoà bình trên thế giới được lập lại ở nhiều khu vực.

Câu 11. Việt Nam có tỷ suất sinh là 16%o và tỉ suất tử là 5%o, vậy tỷ suất gia tăng tự nhiên là

A. 1,1%.

B. 1,3%.

C. 1,2%.

D. 1,4%.

Câu 12. Nhân tố làm cho tỉ suất sinh thấp không phải là

A. phong tục tập quán lạc hậu.

B. chính sách dân số hợp lí.

C. kinh tế - xã hội phát triển.

D. mức sống người dân cao.

Cho biểu đồ về tỉ suất sinh thô của thế giới và các nhóm nước

Dựa vào biểu đồ, trả lời câu 13 đến câu 15:

Câu 13. Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Tốc độ tăng dân số thế giới, các nước phát triển và đang phát triển qua các giai đoạn.

B. Chuyển dịch cơ cấu dân số thế giới, các nước phát triển, đang phát triển các giai đoạn.

C. Tỉ suất sinh thô của thế giới, các nước phát triển và đang phát triển qua các giai đoạn.

D. Cơ cấu dân số của thế giới, các nước phát triển và đang phát triển qua các giai đoạn.

Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng về tỉ suất sinh thô của thế giới trong thời kì 1950 - 2015?

A. Tỉ suất sinh thô không đều giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển.

B. Tỉ suất sinh thô của thế giới và các nhóm nước có xu hướng giảm dần.

C. Tỉ suất sinh thô các nước đang phát triển cao nhất giai đoạn 1975 - 1980.

D. Tỉ suất sinh thô của các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển.

Câu 15. Nhận định nào sau đây không đúng về tỉ suất sinh thô của các nước phát triển trong thời kì 1950 - 2015?

A. Tỉ suất sinh thô của các nước phát triển luôn thấp hơn mức trung bình toàn thế giới.

B. Tỉ suất sinh thô của các nước phát triển giảm được 21%; nước đang phát triển 11%.

C. Tỉ suất sinh thô của các nước phát triển giảm ít hơn so với các nước đang phát triển.

D. Chênh lệch về tỉ suất sinh thô giữa các nước phát triển với đang phát triển thu hẹp.

Trắc nghiệm Bài 19: Dân số và sự phát triển dân số thế giới - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Chỉ số dự báo nhạy cảm nhất, phản ánh trình độ nuôi dưỡng và sức khỏe của trẻ em là

A. tỉ suất tử vong trẻ sơ sinh.

B. gia tăng dân số cơ học.

C. tỉ suất sinh thô và tử thô.

D. gia tăng dân số tự nhiên.

Câu 2. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm là

A. tiến bộ về phòng chống các loại dịch bệnh, thiên tai.

B. sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, nông nghiệp.

C. điều kiện sống, mức sống và thu nhập được cải thiện.

D. hoà bình thế giới đảm bảo và nhiều nước phát triển.

Câu 3. Nhân tố làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới tăng không phải là

A. thiên tai ngày càng nhiều.

B. phong tục tập quán lạc hậu.

C. chiến tranh ở nhiều nước.

D. Tiến bộ của y tế, giáo dục.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng về gia tăng cơ học?

A. Gia tăng cơ học ảnh hưởng lớn đến số dân trên toàn thế giới.

B. Gia tăng cơ học ảnh hưởng tới dân số từng khu vực, quốc gia.

C. Gia tăng cơ học bao gồm hai bộ phận xuất cư và nhập cư.

D. Ở các nước phát triển tỉ suất xuất cư thường nhỏ hơn nhập cư.

Câu 5. Thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh là

A. tỉ suất sinh đặc trưng.

B. tổng tỉ suất sinh.

C. tỉ suất sinh thô.

D. tỉ suất sinh chung.

Câu 6. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với

A. số người già trong xã hội cùng thời điểm.

B. dân số từ 14 - 54 tuổi ở cùng thời điểm.

C. số trẻ em sinh ra ở cùng thời điểm.

D. dân số trung bình ở cùng thời điểm.

Câu 7. Nhân tố làm cho tỉ suất sinh thấp không phải là

A. chính sách dân số hợp lí.

B. mức sống người dân cao.

C. phong tục tập quán lạc hậu.

D. kinh tế - xã hội phát triển.

Câu 8. Mức gia tăng tự nhiên dân số cao khi

A. tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cao.

B. tỉ suất tử cao, tỉ suất sinh thấp.

C. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp.

D. tỉ suất tử thấp, tỉ suất sinh cao.

Câu 9. Nhân tố nào sau đây khiến cho tỉ suất sinh cao?

A. Đời sống ngày càng nâng cao.

B. Chiến tranh, thiên tai tự nhiên.

C. Phong tục tập quán lạc hậu.

D. Chính sách dân số có hiệu quả.

Câu 10. Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với

A. số dân trung bình ở cùng thời điểm.

B. số phụ nữ trong trên 18 tuổi ở cùng thời điểm.

C. số người trong độ tuổi sinh đẻ cùng thời điểm.

D. số trẻ em từ 0 đến 14 tuổi ở cùng thời điểm.

Câu 11. Nhân tố nào sau đây ít tác động đến tỉ suất sinh?

A. Chính sách phát triển dân số.

B. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

C. Thiên tai (động đất, núi lửa, lũ lụt).

D. Phong tục tập quán và tâm lí xã hội.

Câu 12. Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô dân số thế giới ngày càng lớn là do

A. gia tăng tự nhiên giảm.

B. tỉ lệ tử vong giảm.

C. tỉ lệ tử vong tăng.

D. tỉ lệ sinh giảm.

Câu 13. Thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một số quốc gia, vùng lãnh thổ là

A. gia tăng dân số.

B. gia tăng tự nhiên.

C. gia tăng cơ học.

D. tỉ suất sinh thô.

Câu 14. Các yếu tố nào sau đây là nguyên nhân làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới tăng?

A. Điều kiện đất, khí hậu, sông ngòi thuận lợi.

B. Chính sách phát triển dân số từng thời kì.

C. Chiến tranh, thiên tai tự nhiên ở nhiều nước.

D. Tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật.

Câu 15. Việt Nam có tỷ suất sinh là 16%o và tỉ suất tử là 5%o, vậy tỷ suất gia tăng tự nhiên là

A. 1,1%.

B. 1,4%.

C. 1,2%.

D. 1,3%.

Trắc nghiệm Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia - Cánh diều

Câu 1. Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu lãnh thổ một quốc gia?

A. Điểm sản xuất.

B. Ngành sản xuất.

C. Vùng kinh tế.

D. Khu chế xuất.

Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu kinh tế theo ngành?

A. Tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành.

B. Tập hợp của tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế.

C. Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ.

D. Hình thành dựa trên chế độ sở hữu, gồm nhiều thành phần.

Câu 3. Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu kinh tế?

A. Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ.

B. Hình thành dựa trên chế độ sở hữu, gồm nhiều thành phần.

C. Tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành.

D. Tập hợp của tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế.

Câu 4. Đặc điểm nổi bật về cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển là

A. dịch vụ rất lớn, công nghiệp - xây dựng rất nhỏ.

B. nông - lâm - ngư nghiệp rất nhỏ, dịch vụ rất lớn.

C. công nghiệp - xây dựng rất lớn, dịch vụ rất nhỏ.

D. nông - lâm - ngư nghiệp rất lớn, dịch vụ rất nhỏ.

Câu 5. Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia?

A. Hộ gia đình.

B. Trồng trọt.

C. Chăn nuôi.

D. Khai khoáng.

Câu 6. Cơ cấu thành phần kinh tế gồm

A. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nông - lâm - ngư nghiệp.

B. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, công nghiệp - xây dựng.

C. khu vực kinh tế trong nước, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.

D. khu vực kinh tế trong nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 7. Nội dung chủ yếu nhất của cơ cấu kinh tế là

A. sự sắp xếp các bộ phận trong cả tổng thể chung.

B. tổng số chung và tất cả các bộ phận hợp thành.

C. sự phân chia tổng thể chung thành các bộ phận.

D. các bộ phận hợp thành và quan hệ giữa chúng.

Câu 8. Cơ cấu lãnh thổ gồm

A. nông - lâm - ngư nghiệp, toàn cầu.

B. toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.

C. công nghiệp - xây dựng, quốc gia.

D. toàn cầu và khu vực, vùng, dịch vụ.

Câu 9. Cơ cấu ngành kinh tế gồm các bộ phận

A. công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và khu vực trong nước.

B. nông - lâm - ngư nghiệp, khu vực ở trong nước và dịch vụ.

C. nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

D. công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và khu vực ngoài nước.

Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế?

A. Tập hợp của tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế.

B. Hình thành dựa trên chế độ sở hữu, gồm nhiều thành phần.

C. Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ.

D. Tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành.

Câu 11. Cơ cấu ngành kinh tế không phản ánh

A. trình độ phân công lao động xã hội.

B. việc sở hữu kinh tế theo thành phần.

C. trình độ phát triển lực lượng sản xuất.

D. việc sử dụng lao động theo ngành.

Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng với cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?

A. Tập hợp của tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế.

B. Tập hợp các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế hợp thành.

C. Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ.

D. Hình thành dựa trên chế độ sở hữu, gồm nhiều thành phần.

Câu 13. Cơ cấu theo ngành phản ánh

A. trình độ phát triển, thế mạnh mỗi lãnh thổ.

B. trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội.

C. khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất.

D. sản phẩm phân công lao động theo lãnh thổ.

Câu 14. Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu thành phần kinh tế của một quốc gia?

A. Ngoài nhà nước.

B. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

C. Nông - lâm - ngư nghiệp.

D. Nhà nước.

Câu 15. Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh được rõ rệt điều gì sau đây?

A. Việc sở hữu kinh tế theo thành phần.

B. Việc sử dụng lao động theo ngành.

C. Trình độ phân công lao động xã hội.

D. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất.




Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 19: Sự phân bố của sinh vật và đất trên Trái Đất(sách cũ)

Câu 1: Phân bố của các thảm thực vật trên trái đất thể hiện rõ ở sự thay đổi theo

A. Độ cao và hướng sườn của địa hình.

B. Vị trí gần hay xa đại dương

C. Vĩ độ và độ cao địa hình

D. Các dạng địa hình (đồi núi, cao nguyên ,...)

Câu 2: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?

A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Đất nâu và xám.

B. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

C. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ, nâu đỏ.

D. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng (feralit)

Câu 3: Khí hậu ôn đới lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?

A. Rừng lá kim. Đất pôtdôn.

B. Thảo nguyên. Đất đen.

C. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

D. Xavan. Đất đỏ,nâu đỏ.

Câu 4: Khí hậu cận nhiệt địa trung hải có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?

A. Thảo nguyên. Đất đen.

B. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. Đất đỏ nâu.

C. Hoang mạc và bán hoang mạc. Đất xám.

D. Rừng nhiệt đới ẩm. Đất đỏ vàng (feralit).

Câu 5: Khí hậu ôn đới hải dương có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?

A. Rừng lá kim. Đất pôtđôn.

B. Thảo nguyên. Đất đen.

C. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Đất nâu và xám.

D. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

Câu 6: Khí hậu cận cực lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?

A. Thảm thực vật đài nguyên. Đất đài nguyên.

B. Rừng lá kim. Đất pôtdôn.

C. Thảo nguyên. Đất đen.

D. Hoang mạc và bán hoag mạc. Đất xám .

Câu 7: Dựa vào hình 19.1 và 19.2 trong SGK, cho biết khu vực Đông Nam Á có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?

A. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

B. Rừng nhiệt đới, xích đạo. Đất đỏ, nâu đỏ xavan.

C. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. Đất pôtôn.

D. Rừng nhiệt đới, xích đạo .Đất đỏ vàng (feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.

Câu 8: Dựa vào hình 19.1 và 19.2 trong SGK, cho biết khu vực ven chí tuyến ở Bắc Phi có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào ?

A. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt. Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng.

B. Hoang mạc, bán hoang mạc .Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc .

C. Xavan, cây bụi. Đất đỏ, nâu đỏ xavan.

D. Rừng nhiệt đới, xích đạo. Đất đỏ vàng ( feralit) hoặc đất đen nhiệt đới.

Câu 9: Dựa vào hình 19.1 và 19.2 trong SGK, cho biết đại bộ phận thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến nào ?

A. Từ chí tuyến Bắc (23o27’B ) lên vòng cực Bắc (66o33’B) .

B. Từ chí tuyến Nam (23o27’N) lên vòng cực Nam ( 66o33’N).

C. Từ vòng cực Bắc (66o33’B) lên cực Nam (90oN).

D. Từ vòng cực Nam (66o33’N) lên cực Nam ( 90oN).

Câu 10: Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật.

A. Thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm ,rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt .

B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.

C. Rừng lá kim, thảo nguyên,rừng cận nhiệt ẩm.

D. Rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.

Câu 11: Dựa vào hình 19.11, ở sườn Tây dãy Cap – ca, vành đai rừng lá kim và đất pôtdôn núi nằm ở độ cao

A. Từ 0m đến 500m.

B. Từ 500m đến 1200m.

C. Từ 1200m đến 1600m.

D. Từ 1600m đến 2000m.

Câu 12: Dựa vào hình 19.11, ở sườn Tây dãy Cap – ca, lần lượt từ chân núi lên đỉnh là các vành đai thực vật:

A. Rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi, băng tuyết.

B. Rừng lá rộng cận nhiệt, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi.

C. Rừng lá rộng cận nhiệt, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi, địa y và cây bụi, băng tuyết.

D. Rừng lá rộng cận nhiệt, rừng lá kim, rừng hỗn hợp, địa y và cây bụi, đồng cỏ núi.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: