Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 28 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 28 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 28 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 28. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp - Kết nối tri thức

Câu 1. Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế là vai trò của ngành nào dưới đây?

A. Nông nghiệp.

B. Dịch vụ.

C. Công nghiệp.

D. Xây dựng.

Câu 2. Ngành nào sau đây không thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến?

A. Luyện kim.

B. Cơ khí.

C. Sản xuất hàng tiêu dùng.

D. Khai thác mỏ.

Câu 3. Ngành nào sau đây không thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến?

A. Hóa chất.

B. Luyện kim.

C. Cơ khí.

D. Khai thác than.

Câu 4. Ngành công nghiệp dệt - may, da - giày thường phân bố ở những nước đang phát triển là do

A. đòi hỏi không gian sản xuất rộng.

B. lao động dồi dào, trình độ không cao.

C. nguồn nguyên liệu dồi dào.

D. thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 5. Hình thức sản xuất có vai trò đặc biệt trong công nghiệp không phải là

A. liên hợp hóa.

B. chuyên môn hóa.

C. hóa học hóa.

D. hợp tác hóa.

Câu 6. Trình độ phát triển công nghiệp hóa của một nước biểu thị đặc điểm nào dưới đây?

A. Sức mạnh an ninh, quốc phòng của quốc gia.

B. Trình độ lao động, khoa học của một quốc gia.

C. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật.

D. Trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế.

Câu 7. Nhân tố quan trọng làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp là

A. thị trường.

B. chính sách.

C. tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

D. dân cư và lao động.

Câu 8. Các ngành công nghiệp như dệt - may, da giày, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở

A. thị trường tiêu thụ.

B. vùng duyên hải.

C. nông thôn.

D. gần nguồn nguyên liệu.

Câu 9. Các hình thức sản xuất có vai trò đặc biệt trong công nghiệp là

A. hợp tác hóa, trang trại, xí nghiệp công nghiệp.

B. trang trại, vùng công nghiệp, điểm công nghiệp.

C. liên hợp hóa, xí nghiệp công nghiệp, trang trại.

D. chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa.

Câu 10. Điểm khác biệt lớn nhất giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp là

A. phụ thuộc vào tự nhiên.

B. các vùng chuyên môn hóa.

C. cần nhiều lao động.

D. áp dụng tiến bộ khoa học.

Câu 11. Việc phát triển công nghiệp không gây ra tác động tiêu cực nào sau đây?

A. Cạn kiệt tài nguyên.

B. Gia tăng lượng chất thải.

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Suy giảm tài nguyên biển.

Câu 12. Trình độ phát triển công nghiệp hóa ở một nước biểu thị ở

A. sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật.

B. trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế.

C. sức mạnh an ninh quốc phòng của một quốc gia.

D. trình độ lao động và khoa học kĩ thuật của một quốc gia.

Câu 13. Các hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp vì công nghiệp

A. có hai giai đoạn sản xuất nhưng liên hệ chặt chẽ với nhau.

B. là tổ hợp các quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.

C. có tính chất tập trung cao độ.

D. bao gồm nhiều phân ngành phức tạp.

Câu 14. Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện ở việc

A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho phần lớn dân cư.

B. tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến và khai thác hiệu quả tài nguyên.

C. khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thên nhiên, tạo ra việc làm cho dân cư.

D. cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế.

Câu 15. Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng chính đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

A. Vị trí địa lí.

B. Điều kiện tự nhiên.

C. Điều kiện kinh tế - xã hội.

D. Lịch sử hình thành lãnh thổ.

Trắc nghiệm Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và dịch vụ - Cánh diều

Câu 1. Tài chính ngân hàng là một trong những ngành trụ cột ở

A. khu vực Bắc Mĩ.

B. các nước phát triển.

C. khu vực Đông Á.

D. các nước công nghiệp.

Câu 2. Nhân tố nào sau đây tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động thương mại?

A. Toàn cầu hóa.

B. Quy mô dân số.

C. Năng suất lao động.

D. Vị trí địa lí.

Câu 3. Quỹ Tiền tệ Quốc tế viết tắt là

A. WTO.

B. WB.

C. IMF.

D. ATM.

Câu 4. Biểu hiện của sự phát triển không ngừng của ngành tài chính - ngân hàng là

A. số người có tài khoản của tổ chức tài chính tăng chậm.

B. số lượng các trung tâm tư vấn và giao dịch tài chính tăng.

C. sự đa dạng của các gói dịch vụ tài chính cho người giàu.

D. số lượng các ngân hàng, các chi nhánh, điểm ATM giảm.

Câu 5. Quỹ Tiền tệ Quốc tế hoạt động không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Tạo thuận lợi thương mại quốc tế.

B. Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu.

C. Thúc đẩy kinh tế cho các nước.

D. Bảo đảm sự ổn định tài chính.

Câu 6. Ngân hàng Thế giới có trụ sở ở quốc gia nào sau đây?

A. Anh.

B. Đức.

C. Hoa Kì.

D. Nhật Bản.

Câu 7. Siêu thị đầu tiên ra đời ở quốc gia nào sau đây?

A. Canada.

B. Đức.

C. Anh.

D. Hoa Kì.

Câu 8. Thương mại ở các nước đang phát triển thường có tình trạng nào dưới đây?

A. Ngoại thương phát triển hơn.

B. Xuất khẩu dịch vụ thương mại.

C. Nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.

D. Xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.

Câu 9. Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là

A. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Xin-ga-po.

B. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Thượng Hải.

C. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Phran-phuốc.

D. Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Niu Đê-li.

Câu 10. Ngân hàng Thế giới là tổ chức tài chính quốc tế cung cấp những khoản vay nhằm mục đích nào sau đây?

A. Bảo đảm sự ổn định tài chính.

B. Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu.

C. Thúc đẩy kinh tế cho các nước.

D. Tạo thuận lợi thương mại quốc tế.

Câu 11. Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá là

A. Tây Âu, Bắc Mỹ, Nam Phi.

B. Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Âu.

C. Tây Âu, Bắc Mỹ, Nam Á.

D. Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á.

Câu 12. Nội thương phát triển góp phần

A. gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, giao lưu kinh tế quốc tế.

B. đẩy mạnh quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế và tăng kim ngạch nhập khẩu.

C. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo lãnh thổ.

D. làm tăng kim ngạch nhập khẩu, xuất khẩu và đẩy mạnh giao lưu kinh tế.

Câu 13. ASEAN là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?

A. Liên minh châu Âu.

B. Khối thị trường chung Nam Mỹ.

C. Tổ chức thương mại thế giới.

D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 14. Trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới nằm ở quốc gia nào sau đây?

A. Đức.

B. Thụy Sĩ.

C. Nhật Bản.

D. Hà Lan.

Câu 15. Nội dung nào sau đây là chức năng cơ bản của WTO?

A. Tăng cường trao đổi buôn bán giữa các nước trên thế giới với các khối liên minh.

B. Tăng cường buôn bán giữa các quốc gia thành viên với các quốc gia chưa gia nhập.

C. Bảo vệ quyền lợi của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và khu vực Nam Á, Nam Mĩ.

D. Giải quyết các tranh chấp thương mại và giám sát chính sách thương mại quốc gia.




Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt(sách cũ)

Câu 1: Ý nào dưới đây thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của sản xuất cây lương thực ?

A. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao.

B. Nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột, chất dinh dưỡng cho người và vật nuôi.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

Câu 2: Cây lúa gạo thích hợp với điều kiện sinh thai nào sau đây ?

A. Khí hậu ẩm, khô ,đất màu mỡ.

B. Khí hậu nóng, đất ẩm.

C. Khí hậu khô, đất thoát nước.

D. Khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước , đất phù sa.

Câu 3: Cây lúa gạo chủ yếu phân bố ở

A. Vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa.

B. Vùng thảo nguyên ôn đới, cận nhiệt.

C. Vùng nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới nóng.

D. Vùng đồng cỏ, nửa hoang mạc nhiệt đới.

Câu 4: Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm sinh thái của cây lúa mì

A. Khí hậu nóng, khô, đất nghèo dinh dưỡng.

B. Khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa.

C. Khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ.

D. Khí hậu lạnh, khô, đất thoát nước.

Câu 5: Cây lúa mì chủ yếu phân bố ở

A. Vùng nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa.

B. Vùng ôn đới và cận nhiệt.

C. Vùng bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Rải từ miền nhiệt đới đến ôn đới.

Câu 6: Đặc điểm sinh thái đặc biệt của cây ngô so với các cây lương thực khác là

A. Chỉ trồng được ở đới nóng, đất đai màu mỡ.

B. Chỉ trồng ở miền khí hậu lạnh, khô.

C. Chỉ trồng được ở chân ruộng ngập nước.

D. Dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.

Câu 7: Những cây hoa màu nào sau đây được trồng ở miền ôn đới ?

A. Khoai tây, đại mạch, yến mạch.

B. Khoai tây, cao lương, kê.

C. Mạch đen, sắn, kê.

D. Khoai lang, yến mạch, cao lương.

Câu 8: Ý nào sau đây nói về vai trò vủa sản xuất cây công nghiệp ?

A. Cung cấp tinh bột cho chăn nuôi.

B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 9: Cây công nghiệp có đặc điểm sinh thái khác cây lương thực là

A. Biên độ sinh thai rộng, không có nhiều đòi hỏi đặc biệt về điều kiện khí hậu và chăm sóc.

B. Biên độ sinh thai hẹp, cần những đòi hỏi dặc biệt về nhiệt, ẩm , … chế độ chăm sóc.

C. Trồng được ở bất cứ đâu có dân cư và đất trồng.

D. Phần lớn là cây ưa khí hậu lạnh, khô, không đòi hỏi đất giâu dinh dưỡng.

Câu 10: Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm sinh thái của cây mía ?

A. Cần nhiệt, ẩm rất cao và phân hóa theo mùa.

B. Thích hợp khí hậu lạnh, đất phù sa, bón phân đầy đủ.

C. Thích hợp khí hậu ôn đới, cận nhiệt, đất đen giâu dinh dưỡng.

D. Đòi hỏi khí hậu ôn hòa, lượng mưa nhiều.

Câu 11: Mía là cây lấy đường trồng ở vùng ?

A. Ôn đới.

B. Cận nhiệt đới.

C. Bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Nhiệt đới ẩm.

Câu 12: Cây củ cải đường được trồng ở

A. Miền cận nhiệt, nơi có khí hậu khô, đất nghèo dinh dưỡng.

B. Miền nhiệt đới, có nhiệt - ẩm rất cao, phân hóa theo mùa, đất giàu dinh dưỡng.

C. Miền ôn đới và cận nhiệt, nơi có đất đen, đất phù sa giâu dinh dưỡng .

D. Tất cả các đới khí hậu, không kén đất.

Câu 13: Vùng phân bố của cây bông là ở

A. Miền ôn đới lục địa.

B. Miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.

C. Khu vực bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Miền thảo nguyên ôn đới.

Câu 14: Thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm , đất chua là đặc điểm sinh thái của cây nào sau đây ?

A. Cây cà phê.

B. Cây đậu tương.

C. Cây chè.

D. Cây cao su.

Câu 15: Cây đậu tương thích hợp trồng trọt ở nơi

A. Có khí hậu khô, đất giâu dinh dưỡng.

B. Khí hậu có sự phân hóa, mưa rải đều quanh năm.

C. Có khí hậu ẩm, khô, đất badan.

D. Có độ ẩm cao, đất tơi xốp, thoát nước.

Câu 16: Ý nào sau đây không phải là vai trò của rừng ?

A. Điều hòa lượng nước trên mặt đất.

B. Là lá phổi xanh của trái đất.

C. Cung cấp lâm sản, dược liệu quý.

D. Làm cho trái đất nóng lên do cung cấp lượng CO2 lớn.

Câu 17: Tài nguyên rừng của thế giới bị suy giảm nghiêm trọng , chủ yếu là do

A. Chiến tranh.

B. Tai biến thiên nhiên.

C. Con người khai thác quá mức.

D. Thiếu sự chăm sóc và bảo vệ.

Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI TẬP TRUNG PHÂN THEO LOẠI RỪNG Ở NƯỚC TA

(Đơn vị: nghìn ha)

NămTổng sốRừng sản xuấtRừng phòng hộRừng đặc dụng
2005177,3148,527,01,8
2008200,1159,339,81,0
2010252,5190,657,54,4
2013227,1211,814,11,2

Dựa vào bảng trả lời câu hỏi 18,19.

Câu 18: Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên ?

A. Diện tích rừng phòng hộ trồng mới không thay đổi qua các năm.

B. Rừng trồng mới chủ yếu là rừng sản xuất.

C. Rừng đặc dụng được trồng mới là nhiều nhất.

D. Tổng diện tích rừng trồng mới tăng gống nhau qua các năm.

Câu 19: Cơ cấu diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo các loại rừng : sản xuất , phòng hộ , đặc dụng ở nước ta năm 2013 lần lượt là

A. 93,3% , 6,2% , 0,5%.

B. 87,6% , 5,7% , 6,7% .

C. 75,5% , 22,8% , 1,7%.

D. 80,4% , 18,4% , 1,2%.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: