Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 4 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 4 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 4 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 4. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất - Kết nối tri thức

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân trong Trái Đất?

A. Nhiều Ni, Fe.

B. Vật chất lỏng.

C. Áp suất rất lớn.

D. Nhiệt độ rất cao.

Câu 2. Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và manti được gọi là

A. mặt Mô-hô.

B. tầng đối lưu.

C. khí quyển.

D. tầng badan.

Câu 3. Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày là

A. 50km.

B. 5km.

C. 30km.

D. 15km.

Câu 4. Nhân Trái Đất còn có tên gọi khác là

A. Magiê.

B. Nife.

C. SiAl.

D. Sima.

Câu 5. Đặc điểm của lớp Manti dưới là

A. cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

B. không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.

C. hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.

D. có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.

Câu 6. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và

A. nhân trong của Trái Đất.

B. phần dưới của lớp Manti.

C. nhân ngoài của Trái Đất.

D. phần trên của lớp Manti.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Manti dưới?

A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn.

B. có vị trí ở độ sâu từ 2900 đến 5100 km.

C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

D. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.

Câu 8. Vỏ Trái Đất ở lục địa có độ dày là

A. 90km.

B. 70km.

C. 30km.

D. 50km.

Câu 9. Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp

A. nhân, vỏ đại Dương, vỏ lục địa, lớp manti.

B. nhân, lớpManti, vỏ đại Dương, vỏ lục địa.

C. nhân, vỏ lục địa, lớp Manti, vỏ đại Dương.

D. nhân, lớp Manti, vỏ lục địa, vỏ đại Dương.

Câu 10. Để biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào

A. kết quả nghiên cứu ở đáy biển sâu.

B. những mũi khoan sâu trong lòng đất.

C. sự thay đổi của các sóng địa chấn.

D. nguồn gốc hình thành của Trái Đất.

Câu 11. Thành phần vật chất chủ yếu của lớp vỏ Trái Đất là

A. magiê và silic.

B. sắt và niken.

C. sắt và nhôm.

D. silic và nhôm.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân ngoài Trái Đất?

A. Nhiệt độ rất cao.

B. Áp suất rất lớn.

C. Nhiều Ni, Fe.

D. Vật chất rắn.

Câu 13. Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa là

A. badan, trầm tích, granit.

B. trầm tích, granit, badan.

C. trầm tích, badan, granit.

D. granit, badan, trầm tích.

Câu 14. Lớp vỏ đại Dương khác với lớp vỏ lục địa ở chỗ

A. có một ít tầng trầm tích.

B. không có tầng đá trầm tích.

C. tầng granit rất mỏng.

D. không có tầng đá granit.

Câu 15. Lớp vỏ đại Dương được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá

A. badan và granit.

B. badan và biến chất.

C. trầm tích và granit.

D. badan và trầm tích.

Trắc nghiệm Bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Để biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào

A. sự thay đổi của các sóng địa chấn.

B. kết quả nghiên cứu ở đáy biển sâu.

C. nguồn gốc hình thành của Trái Đất.

D. những mũi khoan sâu trong lòng đất.

Câu 2. Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp

A. nhân, lớp Manti, vỏ lục địa, vỏ đại Dương.

B. nhân, lớpManti, vỏ đại Dương, vỏ lục địa.

C. nhân, vỏ lục địa, lớp Manti, vỏ đại Dương.

D. nhân, vỏ đại Dương, vỏ lục địa, lớp manti.

Câu 3. Nền của các lục địa được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá nào sau đây?

A. Badan.

B. Trầm tích.

C. Biến chất.

D. Granit.

Câu 4. Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày là

A. 50km.

B. 70km.

C. 90km.

D. 30km.

Câu 5. Nhân Trái Đất còn có tên gọi khác là

A. Sima.

B. SiAl.

C. Magiê.

D. Nife.

Câu 6. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là

A. sinh quyển.

B. thủy quyển.

C. khí quyển.

D. thạch quyển.

Câu 7. Lớp vỏ đại Dương khác với lớp vỏ lục địa ở chỗ

A. tầng granit rất mỏng.

B. không có tầng đá granit.

C. không có tầng đá trầm tích.

D. có một ít tầng trầm tích.

Câu 8. Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ là

A. có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.

B. những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.

C. có xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.

D. có những sống núi ngầm ở đại dương.

Câu 9. Mảng kiến tạo không phải là

A. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti.

B. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.

C. luôn luôn đứng yên không di chuyển.

D. những bộ phận lớn của đáy đại dương.

Câu 10. Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời là

A. Trái Đất, Hoả tinh, Thuỷ tinh, Kim tinh.

B. Hoả tinh, Trái Đất, Kim tinh, Thuỷ tinh.

C. Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Thuỷ tinh.

D. Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh.

Câu 11. Lớp vỏ đại Dương được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá

A. badan và trầm tích.

B. badan và biến chất.

C. badan và granit.

D. trầm tích và granit.

Câu 12. Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày là

A. 30km.

B. 50km.

C. 5km.

D. 15km.

Câu 13. Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm có

A. các loại đá nhất định.

B. đất, nước và không khí.

C. một số mảng kiến tạo.

D. đại dương, lục địa và núi.

Câu 14. Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa là

A. badan, trầm tích, granit.

B. granit, badan, trầm tích.

C. trầm tích, badan, granit.

D. trầm tích, granit, badan.

Câu 15. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?

A. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam.

B. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.

C. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.

D. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.

Trắc nghiệm Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất - Cánh diều

Câu 1. Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

A. Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau.

B. Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời.

C. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

D. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Câu 2. Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?

A. Cực.

B. Chí tuyến.

C. Xích đạo.

D. Vòng cực.

Câu 3. Đối với các nước theo Dương lịch ở bán câu Bắc, ngày bắt đầu mùa xuân là

A. 01/01.

B. 21/3.

C. 15/01.

D. 05/02.

Câu 4. Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày

A. 21/3.

B. 22/6.

C. 22/12.

D. 23/9.

Câu 5. Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm là do

A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo trục nghiêng và không đổi hướng.

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip gần tròn.

D. Trái Đất thực hiện cùng lúc hai chuyển động tự quay và quay quanh Mặt Trời.

Câu 6. Ngày nào sau đây ở bán cầu Nam có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm?

A. 21/3.

B. 22/6.

C. 22/12.

D. 23/9.

Câu 7. Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày

A. 22/12.

B. 21/3.

C. 23/9.

D. 22/6.

Câu 8. Ngày nào sau đây ở bán cầu Bắc có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm?

A. 22/6.

B. 22/12.

C. 23/9.

D. 21/3.

Câu 9. Nơi chỉ xuất hiện hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần duy nhất trong năm là

A. xích đạo.

B. chí tuyến.

C. cực Bắc.

D. vòng cực.

Câu 10. Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiểu thẳng góc là

A. vĩ độ 23°B.

B. vòng cực Bắc.

C. vĩ độ 30°B.

D. chí tuyến Bắc.

Câu 11. Ngày 22/12, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở vĩ độ nào sau đây?

A. 66°33'N.

B. 23°27'N.

C. 66°33'B.

D. 23°27'B.

Câu 12. Lượng nhiệt ở các vĩ độ nhận được khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?

A. Thời gian chiếu sáng.

B. Đặc điểm bề mặt đệm.

C. Vận tốc quay của Trái Đất.

D. Độ lớn góc nhập xạ.

Câu 13. Vào ngày nào trong năm các địa điểm ở bán cầu Bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhiều nhất?

A. 22/6.

B. 23/9.

C. 22/12.

D. 21/3.

Câu 14. Thời gian bắt đầu các mùa ở nước ta thường đến sớm hơn các nước vùng ôn đới khoảng bao nhiêu ngày?

A. 45 ngày.

B. 60 ngày.

C. 30 ngày.

D. 15 ngày.

Câu 15. Vĩ tuyến nào sau đây nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nhất trong năm?

A. Vòng cực.

B. Xích đạo.

C. Cực.

D. Chí tuyến.




Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 4: Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ(sách cũ)

Câu 1: Dựa vào hình 2.2 - Công nghiệp điện Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 17 - Công nghiệp năng lượng , Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy các nhà máy thủy điện của nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực

A. Đồng bằng Sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ

C. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2: Dựa vào hình 2.2 - Công nghiệp điện Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 17 - Công nghiệp năng lượng , Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta thuộc vùng kinh tế

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên

D. Đông Nam Bộ

Câu 3: Dựa vào hình 2.2 - Công nghiệp điện Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 17 - Công nghiệp năng lượng , Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy các nhà máy nhiệt điện lớn nhất nước ta là

A. Na Dương và Ninh Bình.

B. Phả Lại và Bà Rịa.

C. Phú Mỹ và Thủ Đức.

D. Phả Lại và Phú Mỹ.

Câu 4: Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 7 - Khí hậu chung, Atlat địa lý Việt Nam, có thể thấy thời gian mùa bão ở nước ta có đặc điểm

A. chậm dần từ Bắc vào Nam.

B. chậm dần từ Nam ra Bắc.

C. miền Bắc và miền Nam của bão sớm còn miền Trung bão muộn.

D. miền Trung có bão sớm còn miền Bắc và miền Nam của bão muộn.

Câu 5: Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 7 - Khí hậu chung, Atlat địa lý Việt Nam, cho biết tần suất bão ở Việt Nam có điểm nào dưới đây.

A. Bão đổ vào ven biển Bắc Bộ có tần suất lớn nhất nước.

B. Bão đổ vào ven biển Bắc Trung Bộ có tần suất lớn nhất nước.

C. Bão đổ vào duyên hải Nam Trung Bộ có tần suất lớn nhất nước.

D. Bão đổ vào ven biển Nam Bộ có tần suất lớn nhất nước.

Câu 6: Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 7 - Khí hậu chung, Atlat địa lý Việt Nam, cho biết gió Tây khô nóng tập trung hoạt động ở khu vực nào.

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 7: Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10 hoặc trang 7 - Khí hậu chung, Atlat địa lý Việt Nam, cho biết tháng 7 hướng gió nào có tần suất lớn nhất thổi vào Hà Nội.

A. Gió Đông.

B. Gió Tây.

C. Gió Đông Nam.

D. Gió Tây Nam.

Câu 8: Dựa vào hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á ,SGK Địa Lí 10, cho biết cho biết dân cư Châu Á tập trung chủ yếu ở các khu vực nào.

A. Trung tâm châu Á.

B. Tây Á và Tây Nam Á.

C. Bắc Á và Đông Bắc Á.

D. Đông Á và Nam Á

Câu 9: Dựa vào hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á, SGK Địa Lí 10, có thể thấy các đô thị trên 8 triệu dân của Châu Á tập trung nhiều nhất ở

A. Vùng ven biển Đông Á.

B. Vùng ven biển Đông Nam Á.

C. Vùng ven biển Nam Á.

D. Vùng trọng tâm châu Á.

Câu 10: Dựa vào hình 2.5 – Diện tích và sản lượng lúa Việt Nam , SGK Địa Lí 10 hoặc trang 14 – Nông nghiệp , Atlat Địa lí Việt Nam , có thể thấy các địa phương có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất nước thường được tập trung ở

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Các đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.

C. Các đông bằng ven biển Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: