Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 20 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 20 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 20 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 20. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 20: Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học - Kết nối tri thức

Câu 1: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 80 cm trong 0,5 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng vào nó là bao nhiêu?

A. 3,2 m/s2 ; 6,4 N.

B. 0,64 m/s2 ; 1,2 N.

C. 6,4 m/s2 ; 12,8 N.

D. 640 m/s2 ; 1280 N.

Câu 2: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2,0 m/s đến 8,0 m/s trong 3,0 s. Hỏi lực tác dụng vào vật bằng

A. 15 N.

B. 10 N.

C. 1,0 N.

D. 5,0 N.

Câu 3: Một vật nhỏ có khối lượng 2 kg, lúc đầu nằm yên trên mặt ngang nhẵn. Tác dụng đồng thời hai lực F1 = 4 N, F2 = 3 N và góc hợp giữa hai lực bằng 900. Tốc độ của vật sau 1,2 s là

A. 1,5 m/s.

B. 3,6 m/s.

C. 1,8 m/s.

D. 3,0 m/s.

Câu 4: Một lực F1 tác dụng lên vật có khối lượng m1 làm cho vật chuyển động với gia tốc a1. Lực F2 tác dụng lên vật có khối lượng m2 làm cho vật chuyển động với gia tốc a2. Biết F2=F13 m1=2m25 thì a2a1 bằng

A. 215 .

B. 65 .

C. 115 .

D. 56 .

Câu 5: Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6 m/s². Lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 gia tốc

A. 1,5 m/s².

B. 2 m/s².

C. 4 m/s².

D. 8 m/s².

Câu 6: Dưới tác dụng của lực kéo F, một vật khối lượng 100 kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được quãng đường dài 10 m thì đạt vận tốc 25,2 km/h. Lực kéo tác dụng vào vật có giá trị

A. 245 N.

B. 490 N.

C. 940 N.

D. 294 N.

Câu 7: Một người đang đi xe máy với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy chướng ngại vật cách đó 10m. Biết khối lượng tổng cộng của người và xe máy là 130 kg. Coi chuyển động của xe là chuyển động thẳng biến đổi đều sau khi hãm. Để không đâm phải chướng ngại vật thì độ lớn lực hãm tổng cộng tác dụng lên xe thỏa mãn

A.600N .

B. 650N .

C. 650N .

D.600N .

Câu 8: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đó đi được 200 cm trong thời gian 2 s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là

A. 4 N.

B. 1 N.

C. 2 N.

D. 100 N.

Câu 9: Một hợp lực 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2 s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là

A. 8 m.

B. 2 m.

C. 1 m.

D. 4 m.

Câu 10: Một vật có khối lượng 200g đặt tên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,3. Kéo vật bằng lực F = 2N có phương nằm ngang. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được sau 2 s bằng

A. 7 m.

B. 14 cm.

C. 14 m.

D. 7 cm.

Trắc nghiệm Bài 20: Động học của chuyển động tròn - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Chọn đáp án đúng. Đổi 450 bằng

A. π2 rad.

B. π4 rad.

C. π3 rad.

D. π6 rad.

Câu 2: Chọn đáp án đúng.

A. s=αradR.

B. s=αrad.R

C. s=αradR

D. Cả đáp án A và B

Câu 3: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?

A. Một con lắc đồng hồ.

B. Một mắt xích xe đạp.

C. Cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.

D. Cái đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều.

Câu 4: Chuyển động tròn đều là chuyển động

A. có quỹ đạo là đường tròn và góc quay được trong những khoảng thời gian bằng nhau là bằng nhau.

B. có quỹ đạo là đường tròn và độ dài cung tròn quay được trong những khoảng thời gian bằng nhau là bằng nhau

C. có quỹ đạo là đường tròn và có tốc độ không đổi.

D. Cả ba đáp án trên.

Câu 5: Vecto vận tốc trong chuyển động tròn đều có đặc điểm:

A. phương tiếp tuyến với quỹ đạo của đường tròn.

B. chiều: theo chiều chuyển động của vật.

C. độ lớn không đổi ν=R.ω.

D. cả ba đáp án trên

Câu 6: Tìm chiều dài của một cung tròn của đường tròn có bán kính 0,5 m, được chắn bởi góc 600

A. 0,5236 m.

B. 0,2 m.

C. 1 m.

D. 30 m.

Câu 7: Tính tốc độ góc của kim giờ, coi kim giờ chuyển động tròn đều.

A. π21600rad/s

B. π30rad/s

C. π1800rad/s

D. π60rad/s

Câu 8: Vecto gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều có đặc điểm

A. phương: trùng với bán kính đường tròn quỹ đạo.

B. chiều: hướng về tâm đường tròn quỹ đạo.

C. độ lớn không đổi, aht=ν2R=ω2.R

D. Cả ba đáp án trên

Câu 9: Tính độ lớn gia tốc hướng tâm của điểm đầu mút một kim giờ dài 8 cm, coi kim giờ chuyển động tròn đều.

A. 1,6923.109m/s2

B. 2,6923.109m/s2

C. 3,6m/s2

D. 9,6m/s2

Câu 10: Kim giây của một đồng hồ dài 2,5 cm. Độ lớn gia tốc hướng tâm của đầu mút kim giây là

A. aht = 2,74.10-2 m/s2.

B. aht = 2,74.10-3 m/s2.

C. aht = 2,74.10-4 m/s2.

D. aht = 2,74.10-5 m/s2.




Lưu trữ: trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 20: Các dạng cân bằng - Cân bằng của một vật có mặt chân đế(sách cũ)

Câu 1: Một khối trụ có thể lăn trên mặt bàn nằm ngang với trọng tâm của nó nằm trên tâm hình học. Cân bằng của khối trụ là

    A. cân bằng không bền.

    B. cân bằng bền.

    C. cân bằng phiếm định.

    D. không thể cân bằng.

Chọn A

Vị trí trọng tâm nằm trên tâm hình học.

Do vậy vật dễ bị mất cân bằng khi dời nó sang vị trí lân cận.

Câu 2: Một khối trụ có thể lăn trên mặt bàn nằm ngang với trọng tâm của nó nằm dưới tâm hình học. Cân bằng của khối trụ là

    A. cân bằng không bền.

    B. cân bằng bền.

    C. cân bằng phiếm định.

    D. không thể cân bằng.

Chọn B.

Cân bằng của khối trụ là cân bằng bền vì trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận.

Câu 3: Một cái bàn tròn có ba cái chân tròn (Hình 20.1). Chỉ ra hình nào trong hình 20.2 diễn tả đúng chân đế của bàn khi ba chân bàn đặt trên sàn nhà (vẽ màu sẫm).

Trắc nghiệm Các dạng cân bằng - Cân bằng của một vật có mặt chân đế có đáp án năm 2021 Trắc nghiệm Các dạng cân bằng - Cân bằng của một vật có mặt chân đế có đáp án năm 2021

Chọn D.

Mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của vật với mặt đỡ.

Câu 4: Một cái thước có trọng tâm ở G, được treo vào một cái đinh nhờ một lỗ O như ở hình 20.3. Trong mỗi Hình 1, 2 và 3, thước ở trạng thái vân bằng nào?

Trắc nghiệm Các dạng cân bằng - Cân bằng của một vật có mặt chân đế có đáp án năm 2021

    A. 1: bền ; 2: không bền ; 3: phiếm định.

    B. 1: không bền ; 2: bền ; 3: phiếm định.

    C. 1: phiếm định ; 2: không bền ; 3: bền.

    D. 1: không bền ; 2: phiếm định ; 3: bền.

Chọn B.

Nguyên nhân gây ra các dạng cân bằng khác nhau là vị trí trọng tâm của vật:

- Cân bằng không bền, trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận.

- Cân bằng bền, trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận.

- Cân bằng phiếm định, vị trí trọng tâm không thay đổi hoặc ỏ một độ cao không đổi.

Do vậy chọn 1: không bền; 2: bền; 3: phiếm định.

Câu 5: Một bán cầu bằng đồng (được vẽ màu sẫm) và một bán cầu bằng nhôm gắn với nhau thành một quả cầu. Hãy cho biết trạng thái của quả cầu ở ba vị trí trên hình 20.4

Trắc nghiệm Các dạng cân bằng - Cân bằng của một vật có mặt chân đế có đáp án năm 2021

    A. 1: cân bằng bền ; 2: cân bằng không bền ; 3: cân bằng phiếm định.

    B. 1: cân bằng phiếm định ; 2: không cân bằng ; 3: cân bằng không bền.

    C. 1: cân bằng bền ; 2: cân bằng phiếm định ; 3: cân bằng không bền.

    D. 1: cân bằng bền ; 2: không cân bằng; 3: cân bằng không bền.

Chọn D.

Đồng có khối riêng lớn hơn nhôm nên quả cầu 1 có trọng tâm thấp hơn tâm hình học, quả cầu 2 có trọng tâm trùng với tâm hình học, quả cầu 3 có trọng tâm cao hơn tâm hình học. Do vậy quả cầu 1 là cân bằng bền; quả cầu 2 không cân bằng; quả cầu 3 là cân bằng không bền.

Xem thêm bộ bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

❮ Bài trước Bài sau ❯